Mối nguy của “chủ nghĩa dân tộc” ở Trung Quốc (Bài 1)

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc đang dùng chủ nghĩa dân tộc như một động lực để hiện thực hóa nhiều tham vọng lớn.

Chủ nghĩa dân tộc đang được đẩy cao tại Trung Quốc

Chủ nghĩa dân tộc đang được đẩy cao tại Trung Quốc

Ở khía cạnh tư tưởng, tác phẩm “Thiên long bát bộ” của Kim Dung đã khắc họa nhân vật Tiêu Phong như một nạn nhân điển hình của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, bài xích lẫn nhau.

Tiêu Phong là người Khiết Đan (nước Liêu) vào Trung Nguyên Đại Tống từ thuở nhỏ từ biến cố của cha mình là Tiêu Viễn Sơn. Sau này Tiêu Phong trở thành bang chủ Cái Bang, uy danh bậc nhất Trung Nguyên. Nhưng bí mật nguồn gốc bị lật lại, ông bị người bản địa khinh bỉ.

Vì tài năng xuất chúng, khi vua Liêu Gia Luật Hồng Cơ dấy quân xâm lược nhà Tống đã mời Tiêu Phong lĩnh ấn tiên phong. Vị anh hùng lịch sử này đứng giữa hai lựa chọn, một là phản bội nơi nuôi dưỡng mình, hai là bất trung với tổ quốc cố hương.

Cuối cùng, Kim Dung “bắt” Tiêu Phong chọn đứng về phía Trung Nguyên, đập tan cuộc xâm lược, gìn giữ hòa bình. Trời đất bao la nhưng chốn dung thân chẳng có vì tự dằn vặt bản thân, Tiêu Phong tự vẫn!

Trung Hoa luôn như vậy, có lẽ lịch sử ly khai, nội chiến đẫm máu, tranh giành quyền lực giữa các thế lực cát cứ đã hình thành chủ nghĩa dân tộc. Xuyên suốt chính sử, cũng như dã sử Trung Quốc có rất nhiều trường hợp, anh hùng bị trói buộc bởi chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.

Nhưng tựu trung lại người Hán - chủng tộc chiếm đa số đã áp đặt tư tưởng của mình lên phần còn lại, họ tự cho mình là nền văn minh duy nhất trên thế giới, tất thảy còn lại đều là “man di”, “mọi rợ”.

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tạo ra những biến cố của tình hình thế giới trong suốt thế kỷ 19 và 20 đã biến châu Á thành địa bàn thuộc địa rộng lớn. Trong bối cảnh này chủ nghĩa dân tộc đã phát huy tác dụng như là liều thuốc tinh thần khích lệ dân chúng vùng dậy giành độc lập dân tộc.

Trong thế kỷ 20, chứng kiến sự diệt vong của Đức quốc xã, chủ nghĩa phát xít Nhật, Ý - cũng là sự cáo chung của các chế độ thượng tôn tuyệt đối chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ngông cuồng hiếu chiến.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và những biểu hiện về mặt đối nội, đối ngoại của quốc gia này khiến thế giới lo ngại mặt trái của chủ nghĩa dân tộc đại Hán, bành trướng một lần nữa xuất hiện.

Chủ nghĩa dân tộc về cơ bản không có gì đáng ngại, nhưng với điều kiện là nó phải hình thành trên nền tảng tự nhiên, thông qua nhận thức về nguồn gốc, lịch sử, là bản sắc riêng có của mỗi quốc gia.

Chủ nghĩa dân tộc sẽ rất nguy hiểm nếu vượt quá giới hạn của nó

Chủ nghĩa dân tộc sẽ rất nguy hiểm nếu vượt quá giới hạn của nó

Tại Trung Quốc, chủ nghĩa dân tộc nâng lên tầm cao mới từ triều đại nhà Thanh - trong cuộc chiến giữ chủ quyền độc lập trước nhiều đế quốc phương Tây. Chủ nghĩa này đậm đặc đến mức, điện ảnh quá khích lấy kungfu chiến thắng kỹ thuật công nghệ, súng đạn tư bản!

Mới đây, ngày 10/3, lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Trung Quốc, ông He Yiting, phó giám đốc điều hành trường Đảng đưa ra cảnh báo nước này nên chống lại sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trong nước để giải quyết căng thẳng với các siêu cường.

Cảm nhận về Trung Quốc đang xấu đi trên bình diện toàn cầu, có 9/10 người Mỹ được khảo sát cho biết, họ xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, kẻ thù hơn là đối tác. Khoảng 67% số người được hỏi cho biết cảm thấy đề phòng với Trung Quốc trong năm nay, tăng so với 46% vào năm 2018.

Trung Quốc có đường biên giới với 14 quốc gia, tất cả đều đang xảy ra xung đột, tranh chấp, thậm chí cả những vùng biển xa xôi dường như chẳng liên quan gì cũng bị nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền.

Có nhiều người đặt câu hỏi: Với diện tích tự nhiên rộng mênh mông, nhất nhì thế giới, Trung Quốc cần thêm vài mét biên giới để làm gì? Thật ra với tư tưởng bành trướng, đại Hán, nếu có cả thế giới này cũng chưa chắc làm họ hài lòng.

Trong bang giao với các nước nhỏ hơn, Bắc Kinh thường tỏ ra “kẻ cả”, “bề trên”, “dạy dỗ” bằng nhiều lời lẽ hoa mỹ, đạo đức. Song, với những gì họ làm đa phần ngược lại.

Còn tiếp...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mối nguy của “chủ nghĩa dân tộc” ở Trung Quốc (Bài 1) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714051616 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714051616 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10