Mỹ - Nga và lịch sử "đồng sàng dị mộng"

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 17/06/2021 06:00

Việc chọn một nơi trung lập làm nơi gặp gỡ cho thấy đôi bên khó xích lại gần nhau.

Mâu thuẫn Nga - Mỹ không thể giải hòa

Mâu thuẫn Nga - Mỹ không thể giải hòa

Tôi cho rằng, cuộc gặp gỡ giữa Joe Biden và Vladimir Putin tại Geneva (Thụy Sĩ) hôm 16/6 mang tính chất không kém quan trọng so với chuyến thăm vô cùng hiếm hoi của một nguyên thủ Mỹ, Tổng thống Richard Nixon đến Liên Xô vào tháng 5/1972.

Khi đó, lá cờ Mỹ được kéo lên, tung bay suốt 9 ngày trên nóc điện Kremli - nơi biểu tượng của quyền lực Nga, đó không phải là một trò đùa, không phải hư cấu phim ảnh, đó là hình ảnh biểu trung cho thời kỳ hòa hoãn Xô - Mỹ.

Tỷ phú D. Trump trở thành Tổng thống Mỹ, những tưởng ông sẽ bất chấp tất cả vì “The First American”. Nhưng không! Nước Nga và Putin vẫn vô cùng quan trọng với bất kỳ Tổng thống Mỹ nào. Tháng 7/2018, hai ông hẹn nhau ở Helsinki (Phần Lan) nhưng kết quả không có gì nổi bật.

Từ Nixon và Brezhnev đến Trump - Putin, bây giờ là Biden - Putin không thể giải quyết được mâu thuẫn hệ thống, Moscow và Washington lại trở về với mối quan hệ lạnh nhạt.

Lần này, Nga, Mỹ không ai muốn hạ mình đến thăm nhau, hai bên nhất trí chọn đất nước Thụy Sĩ bình yên xinh đẹp cho lần gặp gỡ ít hy vọng. Bởi hai bên tồn tại quá nhiều vấn đề gai góc, mà bất cứ khơi gợi nào cũng là mồi lửa thổi bùng bất đồng quan điểm, đó là an ninh mạng, can thiệp bầu cử, hoạt động gián điệp, vấn đề Ukraina, Sirya,…

Mỹ - Nga kèn cựa nhau từng li từng tí, sự cố lùi thời gian 1h đồng hồ trong cuộc gặp tại Helsinki là ví dụ, ông Putin có “lịch sử” đi họp muộn, lần ấy lý do là trận chung kết World Cup 2018 (Nga bị loại ở tứ kết), đáp lại ông Trump hoãn lịch trình đến điểm gặp.

Ở khía cạnh “địa chính trị - kinh tế”, Nga - Trung bắt tay liên minh tài chính âm mưu hạ bệ đồng dollars Mỹ; bản thân Moscow không dấu diếm ý định đánh thẳng vào hệ thống Petrodollars - bằng cách công khai mua bán dầu mỏ bằng đồng rup.

Xem ra, những gì các nhà lãnh đạo Mỹ-Nga nói với nhau, trước báo giới chỉ là xã giao. Năm 2018, ông Trump nói ngắn gọn về cuộc gặp: “một khởi đầu rất tốt đẹp, một khởi đầu rất tốt cho mọi người”, 3 năm trôi qua, đã chứng minh tất cả.

Bởi vì lợi ích căn bản của Kremlin và Nhà trắng quá khác nhau

Bởi vì lợi ích căn bản của Kremlin và Nhà trắng quá khác nhau

Năm 1972, tiếp Nixon tại Moscow, các nhà ngoại giao Liên Xô đã thiết kế chương trình rất cảm xúc, những thanh niên ưu tú cầm trong tay những tấm biển với các khẩu hiệu như “tình hữu nghị”, “thương mại tốt hơn chiến tranh”. Nhưng kế hoạch này bị hủy bỏ, không rõ lý do!

Mặc dù vậy, kết quả cuộc gặp được xem rất khả quan, hai bên ký hàng loạt hiệp ước quan trọng: Chống tên lửa đạn đạo (ABM), Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược (SALT I), một thỏa thuận về không can thiệp công việc nội bộ của nhau, một thỏa thuận song phương về hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, không gian, y học và bảo vệ môi trường.

Thế mà, 7 năm sau quan hệ vỡ tan khi Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, sau đó hai bên lao vào chiến tranh lạnh điên cuồng. Đến nay Nga - Mỹ chỉ còn cam kết với nhau duy nhất một Hiệp ước “Chống phổ biến vũ khí hạt nhân tầm trung” (INF).

Dưới lăng kính triết học để nói, mâu thuẫn Mỹ - Nga là động lực cần thiết để nhân loại tiến bộ, đó là loại mâu thuẫn biện chứng, hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một thể thống nhất.

Ở khía cạnh tích cực, “kết quả” của chạy đua quân sự, khoa học, công nghệ, kinh tế giữa các siêu cường chính là các phát minh mới ngày một nhiều, loài người tiến sâu hơn vào vũ trụ, xuống đại dương.

Vì những lẽ đó, có thể xem J. Biden và V. Putin lấy Geneva chỉ để làm nơi chào xã giao khi còn quá nhiều khúc mắc đến mức không thể thiết kế được chuyến thăm chính thức đến nhau.

Mỹ và Nga ra tuyên bố chung về ổn định chiến lược

Mỹ và Nga đã ra tuyên bố chung về ổn định chiến lược sau cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Geneva ngày 16/06.

Tuyên bố chung nêu rõ, ngay cả trong những thời điểm căng thẳng, Mỹ và Nga có thể đạt tiến triển trong các mục tiêu chung nhằm đảm bảo tính có thể dự đoán trong lĩnh vực chiến lược, giảm rủi ro xung đột vũ trang và mối đe dọa chiến tranh hạt nhân.

Theo tuyên bố chung giữa Tổng thống hai nước, việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới gần đây là ví dụ cho cam kết của hai nước đối với kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Tổng thống hai nước tái khẳng định quy tắc rằng sẽ không ai chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân và điều này không thể xảy ra.

Mỹ và Nga cam kết sẽ phối hợp trong Đối thoại ổn định chiến lược trong tương lai gần và qua đó tìm cách xây dựng cơ sở cho các biện pháp giảm rủi ro và kiểm soát vũ khí hạt nhân trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao Trung Quốc “ngán” thượng đỉnh Nga - Mỹ?

    Vì sao Trung Quốc “ngán” thượng đỉnh Nga - Mỹ?

    06:56, 25/04/2021

  • Quan hệ Mỹ - Nga sẽ ra sao dưới thời Tổng thống Biden?

    Quan hệ Mỹ - Nga sẽ ra sao dưới thời Tổng thống Biden?

    05:09, 04/03/2021

  • Có một

    Có một "tấm áo choàng" che phủ quan hệ Mỹ - Nga?

    13:00, 14/01/2019

  • Thượng đỉnh Mỹ - Nga và những toan tính

    Thượng đỉnh Mỹ - Nga và những toan tính

    07:00, 26/10/2018

  • “Thế lực ngầm” nào đang cản trở quan hệ Mỹ - Nga?

    “Thế lực ngầm” nào đang cản trở quan hệ Mỹ - Nga?

    04:31, 20/07/2018

  • Điểm lại những Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nga nổi bật

    Điểm lại những Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nga nổi bật

    01:03, 17/07/2018

TRƯƠNG KHẮC TRÀ