Cuộc chiến Trung Quốc - Phương Tây ở châu Á: Bài 2: Thương mại

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 19/06/2021 11:00

Vì sao Trung Quốc chiếm ưu thế hơn phương Tây ở châu Á mặc cho làn sóng nghi ngại, phản ứng ngày một tăng?

RCEP là Hiệp định Thương mại rất có lợi cho Trung Quốc

RCEP là Hiệp định Thương mại rất có lợi cho Trung Quốc

Đương nhiên, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là biểu hiện cụ thể của cạnh tranh Đông - Tây, tuy nhiên câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó.

Kể từ khi D. Trump “về vườn”, vấn đề căng thẳng thương mại Trung - Mỹ cũng cất vào ngăn kéo. Điều này xem ra có lợi cho Trung Quốc hơn. Bởi trong cuộc cạnh tranh này, Bắc Kinh yếu thế hơn.

Kể từ khi ông Joe Biden lên nắm quyền vẫn chưa một lần đả động đến chuyện tái gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong khi Bộ Thương mại Trung Quốc đã xúc tiến đàm phán không chính thức với từng thành viên CPTPP.

Bắc Kinh muốn hiểu rõ hơn các quy tắc kỹ thuật - nhưng đấy chỉ là lý do bên ngoài. Việc Mỹ lơ là với khối này chính là động lực để Chính phủ Trung Quốc tỏ ra quan tâm hơn.

Vì sao phải nhắc đến Hiệp định này? Về mặt kỹ thuật, đây là FTA thương mại tân tiến nhất trong lịch sử giao thương. Bởi vì CPTPP không chỉ liên quan tới kinh tế (về 0% thuế quan) mà còn là mục tiêu cải cách thể chế - bao phủ không gian địa lý từ châu Á sang châu Mỹ.

RCEP - Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và hầu hết Đông Nam Á, dưới sự chỉ huy của Trung Quốc, tạo ra khối kinh tế lớn nhất trong lịch sử.

Về phương diện lãnh thổ, Bắc Kinh bị phản đối kịch liệt trên Biển Đông, nhưng ở khía cạnh thương mại, họ đã rất thành công khi tập hợp được “trung tâm châu Á - Thái Bình Dương” vào tay mình.

Với Hiệp định này, có chuyên gia nhận định, “từ nay châu Á là của người châu Á, người châu Á lớn nhất chính là Trung Quốc”. RCEP có thể xem là một Hiệp định kinh tế “đặc sắc Trung Quốc”.

Nguyên tắc xuất xứ hàng hóa được mở rất rộng, ví dụ: hàng hóa được sản xuất bởi nguyên, nhiên liệu không rõ nguồn gốc vẫn được chứng nhận xuất xứ từ trong khối nếu như đáp ứng được quy định tại “Quy tắc cụ thể mặt hàng”.

Hoặc, mua sắm chính phủ có mức độ cam kết thấp hơn nhiều so với CPTPP và EVFTA - chỉ gồm các nghĩa vụ tăng cường tính minh bạch, hợp tác và trao đổi thông tin giữa các bên về chính sách mua sắm công và không bao gồm cam kết mở cửa thị trường.

Trung Quốc sở hữu rất nhiều thế mạnh trong quan hệ thương mại với các nước châu Á

Trung Quốc sở hữu rất nhiều thế mạnh trong quan hệ thương mại với các nước châu Á

Bỏ qua câu chuyện Trung Quốc là “công xưởng thế giới”. Hàng hóa Trung Quốc không chỉ bao phủ châu Á, rất nhiều quốc gia có quan hệ thương mại với nước này theo kiểu lệ thuộc.

Trung Quốc tuy không nắm nhiều công nghệ nguồn như Mỹ, song họ có trong tay thị trường khổng lồ, dễ tính, điều kiện xây dựng quan hệ thương mại vô cùng lý tưởng với hàng chục quốc gia đang phát triển.

Chỉ cần Trung Quốc đóng cửa biên giới vài ngày, thương mại của 14 quốc gia bị ngưng trệ, trong đó có những nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Nga.

Hệ thống Hoa kiều gần 70 triệu người - ngang bằng số dân của một quốc gia xếp hạng 20 thế giới về dân số. Khối tài sản mà cộng đồng Hoa kiều đang nắm giữ khoảng 2,5 nghìn tỷ USD, gần bằng GDP nước Pháp.

Những người này cũng đang nằm trong nhóm người giàu có nhất tại Philippines, Indonesia và Singapore, Malaysia. Trong khi đó, cũng có rất đông Hoa kiều giàu có, xuất thân từ thành phố Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, đang sinh sống tại Thái Lan như anh em nhà Thaksin Shinawatra, Charoen Sirivadhanabhakdi.

Mỹ phục dựng “bộ tứ kim cương”, Anh mới có một tuyên bố chính sách toàn diện, nhấn mạnh nước này là “lực lượng vì điều tốt đẹp trên thế giới”. Hà Lan cũng công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của riêng mình.

Mới đây, Thượng đỉnh G7 tại London đưa ra sáng kiến “Build Back Better World/Tái xây dựng thế giới tốt hơn”, nhằm huy động 40.000 tỷ USD phân phối cho hàng loạt dự án hạ tầng ở châu Á.

Phương Tây cố gắng ngăn chặn Trung Quốc, nhưng chưa mục tiêu nào trở thành hiện thực, tất cả chỉ nằm trên giấy. Trong khi đó Trung Quốc lần lượt đạt được những mục tiêu quan trọng.

Vì sao Trung Quốc chiếm ưu thế hơn phương Tây ở châu Á? Mặc cho làn sóng nghi ngại, phản ứng ngày một tăng?

Bài 3: Giải mã thành công của Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ có dễ xảy ra?

    Chiến tranh thương mại Trung - Mỹ có dễ xảy ra?

    07:04, 28/03/2018

  • Đô la Úc suy yếu giữa căng thẳng thương mại Úc - Trung?

    Đô la Úc suy yếu giữa căng thẳng thương mại Úc - Trung?

    04:45, 11/06/2021

  • Dịch corona

    Dịch corona "lây lan" sang thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

    06:00, 31/01/2020

  • Kết thúc giai đoạn một: Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã thành hình!

    Kết thúc giai đoạn một: Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung đã thành hình!

    14:00, 16/01/2020

  • Lạc quan thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung: Điểm sáng chào 2020

    Lạc quan thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung: Điểm sáng chào 2020

    07:00, 01/01/2020

  • Cẩn trọng với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

    Cẩn trọng với căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

    18:00, 18/12/2019

TRƯƠNG KHẮC TRÀ