Cuộc chiến Trung Quốc - phương Tây ở châu Á - Bài 3: Giải mã thành công
Hệ tư tưởng, phong cách ngoại giao "đặc sắc" là một trong những yếu tố giúp Trung Quốc chiếm được châu Á.
Bất chấp làn sóng lo ngại, phải đối thậm chí “tẩy chay”, Trung Quốc vẫn đạt được rất nhiều thành công tại châu Á trong cạnh tranh địa chính trị, thương mại, ngoại giao,… ở châu Á.
Trung Quốc hiện đại được thừa hưởng kho tàng tư tưởng có chiều sâu từ lịch sử nhiều nghìn năm. Có thể nói, không một quốc gia nào có nhiều hệ tư tưởng, nhiều nhà tư tưởng và ứng dụng tư tưởng linh hoạt như Trung Quốc.
Trong đó Nho giáo là rường cột làm cơ sở lý luận cho trang bị thế giới quan, nhân sinh quan, sau này được kế thừa và ứng dụng vào chính trị, bang giao quốc tế, cũng như ứng xử trước các biến động ở bên ngoài.
Cần nói rằng, nước Mỹ và phương Tây chỉ mới bắt đầu hình thành tư duy xâm lược ngoại bang chưa đầy 200 năm; nhưng tư tưởng “đại Hán, “bành trướng” đã tồn tại trong gen người Trung Quốc mấy ngàn năm rồi. Xem “Tam quốc”, “Thủy hử” đọc “Hán Sở tranh hùng”, “Binh pháp Tôn Tử” sẽ thấy.
Nho giáo là tư tưởng cực kỳ cầu tiến, thúc đẩy con người không ngừng tiến lên, đấu tranh, vượt qua mọi giới hạn. Với nam nhi phải tu thân, tề gia, sau đó trị quốc và bình thiên hạ.
Phương Tây chỉ có một Napoleon đủ khả năng chinh phạt gần hết châu Âu, nhưng ở Trung Quốc có hàng loạt anh hùng kinh bang tế thế như vậy. Lịch sử của họ hầu hết nói về các cuộc đánh chiếm lẫn nhau, thống nhất lãnh thổ, không ngừng bành trướng ra bên ngoài.
Trong số 10 vị tướng kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại, phương Đông/ châu Á có 3 nhân vật rất gần với chúng ta, 3 vị ở phương Tây nhưng từ thời cổ đại Hy Lạp - La Mã. Chưa kể 2 người Nga, gần không gian châu Á.
Ở châu Á ngày nay có nhiều quốc gia được xem “đồng văn đồng chủng” với Trung Quốc, “chủng” là chủng tộc da vàng, “văn” ở đây chính là văn hóa, cụ thể là Nho giáo - ảnh hưởng sâu sắc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Singapore; vùng lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông.
Sự thật, Nho giáo có đóng góp vô cùng lớn đối vợi sự thịnh vượng của Nhật Bản, mặc dù sau cải cách Minh Trị, họ hướng về phương Tây; Hàn Quốc, Việt Nam đều chịu ảnh hưởng tương tự.
Khi đối phương quá hiểu về mình thì họ có đủ mọi cách để trói buộc ta nếu muốn. Giao thoa văn hóa đậm đặc, cùng song trùng dòng chảy tính cách dân tộc chính là các yếu tố lợi thế của Trung Quốc tại châu Á trong cạnh tranh với Tây phương.
Dù sao chăng nữa, phương Tây vẫn bị gắn với lịch sử cận hiện đại xâm lược, giày xéo các dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Chẳng hạn như Việt Nam và Mỹ mãi đến năm 1995 mới bình thường hóa quan hệ, và chắc chắn vết tích lịch sử khó có thể xóa nhòa.
Các đế quốc sừng sỏ phương Tây như: Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vẫn còn để lại gót giày xâm lược ở toàn bộ Đông Nam Á và Ấn Độ. Dĩ nhiên, từ thù thành bạn, từ quan hệ ngoại giao thông thường lên đối tác và đối tác toàn diện là một quá trình rất dài.
Trong bang giao, hội nhập phương pháp của Trung Quốc không giống Mỹ và châu Âu. Đánh giá mức độ khó lường, đa ngữ nghĩa, nhiều mục đích, thâm sâu, thủ đoạn,…người Trung Quốc sẵn có trên nền tảng Nho giáo, Lão giáo.
Ví dụ, việc đơn phương thành lập 2 quận Tây Sa và Nam Sa trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là thái độ bất chấp tất cả, chà đạp lên luật pháp quốc tế, bỏ qua trách nhiệm, đạo đức, luân lý.
Xua quân xâm lược Việt Nam vào năm 1979 chẳng khác nào phản bội trắng trợn lòng tin láng giềng tốt, hữu nghị vững bền, núi liền núi sông liền sông. Những người chủ trương cuộc chiến này có thể nói về niềm tin lẫn nhau, tình cảm, đạo đức?
Xung đột biên giới, chí ít có khúc mắc với 14/14 quốc gia có chung đường biên giới trên đất liền - rất hiếm hoi có nước nào để xảy ra tình trạng như thế. Cũng không có nơi nào sử dụng "công cụ hỗ trợ" bang giao, gây ảnh hưởng như kiểu Trung Quốc!
Ở khía cạnh kinh tế, doanh nghiệp Trung Quốc có thể làm mọi thứ để đạt được mục đích, phá hoại thị trường đối thủ, lũng đoạn đối phương từ bên trong, cắm rễ trong lòng quốc gia khác.
Đến cả chiếc tivi có tên Skyworth - một thiết bị quá đỗi thông dụng trong mọi gia đình đều bị Trung Quốc cài cắm phần mềm thu thập dữ liệu người dùng, gửi về cho doanh nghiệp Trung Quốc phân tích, phục vụ quảng cáo và nhiều mục đích chưa ai biết rõ!
Rồi đến các sản phẩm in hình “đường lưỡi bò” tràn lan Việt Nam. Có bao giờ nghe thiết bị điện tử hoặc hàng hóa của Anh, Mỹ, Nhật Bản hay bất kỳ nơi nào được sử dụng vào mục đích theo dõi ngoài biên giới như thế?
Bằng thủ đoạn là chính, Trung Quốc dần dà trói buộc những ai có lợi cho mục đích đại cường của họ. Không phải bây giờ mới có, mà chính xác là bây giờ mới biết rõ. Nhưng muộn rồi! Nhiều nơi trở tạy không kịp nên không thể “thoát Trung”.
Tôi vẫn tâm đắc câu nói: “Từ đây châu Á thuộc về người châu Á, người châu Á lớn nhất là Trung Quốc”.
Có thể bạn quan tâm
Cuộc chiến Trung Quốc - Phương Tây ở châu Á: Bài 1: Địa chính trị
06:03, 18/06/2021
Cuộc chiến Trung Quốc - Phương Tây ở châu Á: Bài 2: Thương mại
11:00, 19/06/2021
Quốc tế hoá Nhân dân tệ của Trung Quốc đang ra sao?
04:50, 20/06/2021
Chuyên gia nói gì về việc Trung Quốc khai thác tài nguyên Biển Đông?
06:20, 18/06/2021
Thách thức của phương Tây trong việc đối đầu với Trung Quốc
13:37, 15/06/2021