Cuộc chiến Trung Quốc - Phương Tây ở châu Á: Bài 1: Địa chính trị

Diendandoanhnghiep.vn Tại sao Mỹ cần Đài Loan? Hòn đảo nhỏ 36,1 nghìn km2 này có ý nghĩa gì với một nước Mỹ quá dư dã đất đai lãnh thổ?

Cựu Tổng thống D. Trump và Thủ tướng Nhật, Ấn Độ

Cựu Tổng thống D. Trump và Thủ tướng Nhật, Ấn Độ

Địa chính trị - Geopolitics là các yếu tố về vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số ảnh hưởng đến hành vi của một quốc gia và vị thế của quốc gia ấy trong kết cấu quyền lực toàn cầu.

Địa chính trị là một biến số, tức là thay đổi liên tục. Ví dụ, Panama chỉ là quốc gia nhỏ, bình thường, nhưng từ khi có kênh đào Panama thì vai trò quốc gia nâng lên rõ rệt. Tương tự, khi châu Á trở thành địa bàn cạnh tranh giữa các cường quốc thì Việt Nam có vị trí “địa chính trị” quan trọng.

Nói gì gì nói, trong mọi phương diện của quyền lực, quân sự luôn đi đầu. Làm thế nào để Mỹ duy trì sức mạnh quân sự tại châu Á - nơi cách họ hàng vạn cây số? Tàu sân bay chỉ đảm đương một phần nhỏ trách nhiệm này. Mỹ sẽ tìm cách sử dụng các quân cảng và căn cứ quân sự ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipines, Singapore, Thái Lan.

Những quân cảng nào, căn cứ quân sự nào thuận lợi để tấn công lẫn phòng thủ, tiết kiệm sẽ bị dòm ngó - biến quốc gia sở hữu tài nguyên này thành “địa chính trị”. Motip này cũng xảy ra với tài nguyên khoáng sản, khí hậu, dân số,…

Tại châu Á, Mỹ và Trung Quốc đang giành giật nhau từng tí một. Điển hình như Đài Loan - hòn đảo bắt đầu được chú ý từ khi Tưởng Giới Thạch chọn làm “căn cứ” khi bỏ chạy khỏi đại lục.

Bắc Kinh luôn cho rằng, Đài Loan là một phần lãnh thổ có lịch sử, họ chấp nhận cho tồn tại “hai chế độ trong một quốc gia”. Song, người Mỹ dựa vào nhân quyền và tự do chính trị để ngăn cản Trung Quốc sáp nhập.

Theo một cuộc thăm dò mới nhất vào tháng 8/2020 của truyền thông Đài Loan - tờ China Times, khi được hỏi “Nếu một cuộc chiến nổ ra giữa hai bên eo biển, bạn có cho rằng Mỹ sẽ đưa quân đến giúp Đài Loan không?”, 58,1% cho rằng “có” và 30,9% cho rằng “không”.

Tại sao Mỹ cần Đài Loan? Hòn đảo nhỏ 36,1 nghìn km2 này có ý nghĩa gì với một nước Mỹ quá dư dả đất đai lãnh thổ? Câu trả lời là: Đài Loan hiện nắm giữ vị trí địa chính trị vô cùng đặc biệt trong cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ.

Đài Loan và Việt Nam đều có vị trí

Đài Loan và Việt Nam đều có vị trí "địa chính trị" quan trọng tại châu Á

Sâu xa một chút, lịch sử Trung Quốc cũng chính là quá trình chống lại các dân tộc “tứ di” và không ngừng mở rộng về phía Nam, hướng ra biển. Cửa ngõ ra biển của Trung Quốc kéo dài từ đảo Hải Nam đến cực Nam Nhật Bản, án ngữ ở giữa chính là đảo Đài Loan.

Trong khoảng không gian này, Bắc Kinh liên tục gây hấn Biển Đông, vì phía Đông Bắc sẽ đụng Nhật Bản, Hàn Quốc. Nếu “giải quyết” được Đài Loan sẽ mở ra không gian rộng lớn hướng ra Thái Bình Dương.

Với Mỹ, nếu như “quyến rũ” được Đài Loan” sẽ tạo thành vành đai phong tỏa toàn bộ Trung Quốc. Cũng như khi Washington nỗ lực đàm phán hòa bình với Triều Tiên - một cửa ngõ sát nách Trung Quốc.

Vì vậy, Mỹ luôn cố gắng “quốc tế hóa” Đài Loan, tạo điều kiện thuận lợi cho gia nhập Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế thế giới. Còn Trung Quốc giận dữ tuyên bố “Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc và Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc”.

Các diễn biến tương tự đang diễn ra ở Ấn Độ, Đông Nam Á và các quốc đảo trên Thái Bình Dương gần lãnh thổ Australia. Ngoại trừ vấn đề Đài Loan đang nhùng nhằng, Bắc Kinh đã chiếm được ưu thế ở nhiều nơi.

Một mặt cố gắng mở đường “máu” băng qua Biển Đông, mặt khác với “Vành đai và Con đường” Bắc Kinh đi đường vòng sang Nam Á xuống Ấn Độ Dương. Tại đây, Trung Quốc đã “bắt chết” Sri Lanka, Pakistan, Tajikistan, Maldives bằng “bẫy nợ”.

Có thể thấy bóng dáng Mỹ - Trung ở Philipines, Tổng thống Duterte đã chấp nhận vốn vay Trung Quốc qua chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Tập. Bằng cách nào đó Manila không còn nhắc đến vụ kiện Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough!

Ấn Độ - gã khổng lồ tiềm năng của thế kỷ 21, một mặt tỏ ra không ưa Trung Quốc, nhưng cũng không ngả về phía Mỹ, mặc cho Washington liên tục chèo kéo nâng cấp quan hệ.

Trong khi đó, từ sau thế chiến II, Mỹ chưa thể mở rộng thêm đồng minh nào ở châu Á ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia. Điều này không hề tự nhiên, lý do là nhiều quốc gia không muốn mếch lòng Trung Quốc!

Bài 2: Thương mại

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến Trung Quốc - Phương Tây ở châu Á: Bài 1: Địa chính trị tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714265846 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714265846 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10