Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Joe Biden sẽ như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Chính quyền Biden có thể sẽ cho thấy một cách tiếp cận rất khác so với thời Donald Trump để theo đuổi lợi ích của Mỹ ở châu Á

Chính trị gia kỳ cựu của đảng Dân chủ, người sẽ nhậm chức vào tháng 1/2021 là một người theo đường lối ôn hòa. Ông ấy có thể sẽ thân thiện với các đồng minh của Mỹ hơn Donald Trump, cứng rắn hơn với những người chuyên quyền và tốt hơn cho hành tinh. Tuy nhiên, bối cảnh chính sách đối ngoại thời điểm này có thể còn nhiều thách thức với ông.

Joe Biden - Tổng thống mới đắc cử của Mỹ.

Joe Biden - Tổng thống mới đắc cử của Mỹ.

Joe Biden hứa hẹn sẽ tạo ra sự khác biệt, khi đảo ngược một số chính sách gây tranh cãi của Trump, Mỹ sẽ trở lại với Hiệp định Paris về Chống biến đổi khí hậu, quay trở lại Unesco, tham gia TPP. Và trên hết là các diễn đàn đa phương quan trọng như WHO, WTO, Unicef, NATO… với vai trò người lãnh đạo.

Dưới thời của Donald Trump, mặc dù chính quyền Trump đã chuyển sự chú ý sang chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nhưng chiến lược này dường như bị ngắt quãng và đôi khi bản năng. Trong khi các mục tiêu quân sự của Mỹ trong khu vực vẫn còn, các công cụ kinh tế và ngoại giao đã không được sử dụng hết. 

Bên cạnh đó, việc rút lại sự ủng hộ đối với các diễn đàn khu vực đã gửi đi một thông điệp sâu sắc về việc một nước Mỹ không quan tâm và xây dựng sự đồng thuận dựa trên chủ nghĩa đa phương. Chính sách ngoại giao bất thường của chính quyền Trump đang gây khó hiểu với chính những người thực hiện.

Chính quyền Biden có thể sẽ cho thấy một cách tiếp cận khác để theo đuổi lợi ích của Mỹ ở châu Á. Có thể ông sẽ áp dụng khôn khéo và tận dụng các diễn đàn đa phương để tạo ra sự có lợi cho Hoa Kỳ. Ngoài ra, có thể Biden sẽ tận dụng các đòn bẩy kinh tế, cũng như ngoại giao và quân sự như là một phần của một cách tiếp cận toàn diện.

Theo các chuyên gia phân tích nhận định, sẽ có vài sự khác biệt của chính quyền Biden so với cách tiếp cận của chính quyền Trump. 

Thứ nhất, trong khi chính quyền Trump coi các đồng minh là nghĩa vụ, thì chính quyền Biden sẽ có cách tiếp cận ưu tiên đồng minh trong chính sách châu Á. Thứ hai, nước Mỹ một lần nữa sẽ bắt tay với các nước khác trong khu vực trong việc xây dựng mạng lưới và, nếu cần, sẽ tạo ra các thể chế cho hành động tập thể. Thứ ba, chính quyền Biden sẽ tích cực hợp tác với các đối tác châu Á trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu.

Thách thức lớn nhất tất nhiên sẽ là chính sách Trung Quốc. Dưới thời Donald Trump, ông tạo ra một tư tưởng “chống Bắc Kinh” mãnh liệt và các quan chức dưới quyền của ông cũng vậy. Phong cách của Biden có thể sẽ khác, nhưng trên tinh thần cảnh giác với thách thức từ Trung Quốc sẽ vẫn còn. 

Tờ Axios gần đây đã cho rằng, chính sách của Mỹ với Bắc Kinh dưới thời Biden sẽ là việc “đưa đồng minh vào cuộc”. Cố vấn Trung Quốc của Biden, Ely Ratner, cho rằng Hoa Kỳ sẽ phải chấp nhận và thừa nhận rằng việc vươn lên củaTrung Quốc là điều tất yếu.

Mối quan hệ Mỹ-Trung liệu có được hàn gắn dưới thời Joe Biden?

Mối quan hệ Mỹ-Trung liệu có được hàn gắn dưới thời Joe Biden?

Trước cuộc bầu cử, Biden cho thấy ông sẽ tiếp tục đường lối cứng rắn của Trump đối với thương mại, đánh cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, có thể cách thức áp dụng sẽ khác khi mà ông sẽ áp đặt các hành vi thương mại bằng cách hợp tác thay vì bắt nạt các đồng minh như Trump đã làm. 

Biden có thể sẽ tìm cách ngăn chặn sự đi xuống tồi tệ của quan hệ Mỹ - Trung, ông hy vọng xây dựng một khuôn khổ cho sự chung sống cạnh tranh. Hai cố vấn hàng đầu của Biden, Kurt Campbell và Jake Sullivan, đã viết trên tờ Foreign Affairs rằng, nước Mỹ sẽ thiết lập các điều khoản chung sống thuận lợi với Bắc Kinh trong bốn lĩnh vực cạnh tranh chính - quân sự, kinh tế, chính trị và quản trị toàn cầu. 

Có thể nói, Biden gần như chắc chắn sẽ rời xa cách tiếp cận song phương duy nhất của Mỹ với Trung Quốc và xây dựng các liên minh đa phương dựa trên những mối quan tâm chung. Biden sẽ chủ trương một phiên bản khác biệt, cứng rắn hơn của chính sách "xoay trục" hay "tái cân bằng" thời Tổng thống Obama, đường hướng và việc thực thi ít ra cũng sẽ coi trọng các lợi ích khu vực hơn.

Tuy nhiên, việc chính quyền Biden sẽ thực hiện chính sách châu Á theo cách này hay cách khác chỉ là phỏng đoán của các chuyên gia chính trị. Mặc dù các nhà quan sát cũng tin rằng chiến thắng của Biden sẽ báo hiệu sự thay đổi mạnh mẽ, một sự thay đổi vừa giống vừa khác so với khi ông làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Joe Biden sẽ như thế nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713588965 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713588965 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10