Kỷ nguyên châu Á - Thái Bình Dương Kỳ II: Chiến lược nào cho các nước nhỏ?

Trương Khắc Trà 26/10/2019 07:00

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có xu hướng dịch chuyển từ phương Tây sang phương Đông kỳ vọng sẽ tiếp thêm động lực phát triển cho các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Phạm Bình Minh khẳng định, khu vực châu Á - Thái Bình Dương luôn là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tương lai của khu vực là tương lai của Việt Nam.

p/Theo Viện toàn cầu McKinsey, đến năm 2040, Châu Á có khả năng sẽ tạo ra hơn 50% GDP thế giới và chiếm gần 40% lượng tiêu thụ toàn cầu.   Biểu đồ: Tổng GDP toàn cầu năm 2018 (ĐVT: Tỷ USD).

Theo Viện toàn cầu McKinsey, đến năm 2040, Châu Á có khả năng sẽ tạo ra hơn 50% GDP thế giới và chiếm gần 40% lượng tiêu thụ toàn cầu.   Biểu đồ: Tổng GDP toàn cầu năm 2018 (ĐVT: Tỷ USD).

Đón cơ hội trong thách thức

Hiện nay, cơ hội của Châu Á - Thái Bình Dương được mang lại từ “nội lực” sẵn có. Khoảng 60% tổng thương mại hàng hóa của các quốc gia Châu Á diễn ra giữa các nước trong khu vực, được tạo điều kiện bởi các chuỗi cung ứng Châu Á ngày càng hội nhập.

Dòng vốn đầu tư cũng đang tăng lên, với hơn 70% nguồn vốn khởi nghiệp Châu Á đến từ trong khu vực. Dòng khách du lịch, với 74% các chuyến du lịch ở Châu Á được thực hiện bởi chính người dân Châu Á.

Trong những năm qua, Châu Á cũng là nơi xuất phát nhiều ý tưởng mới, Bắc Kinh và Thượng Hải (Trung Quốc), Bangalor (Ấn Độ), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản) trở thành đối thủ cạnh tranh với Thung lũng Silicon (Mỹ).

“Bản đồ startup” kỳ lân trên thế giới đã thay đổi đáng kể trong 5 năm qua, khi Châu Á đang nhanh chóng đuổi kịp phương Tây, thậm chí đã bám sát Mỹ và vượt mặt Châu Âu.

Phần “ngoại lực” đã góp phần không nhỏ giúp Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng, nhưng không có nghĩa dòng vốn, công nghệ, nhân sự… mà phương Tây mang tới không có “tác dụng phụ”.

Bởi vì, về bản chất, cuộc dịch chuyển nói trên cũng chỉ là tạo ra sân chơi mới giữa các siêu cường, hoàn toàn khác với những gì mà Châu Âu và Bắc Mỹ từng trỗi dậy trong quá khứ.

Ngược lại, hiện nay hầu hết các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương mới chỉ ở mức độ trung bình khá, thiếu hạ tầng, năng lượng, công nghệ. Do đó, các quốc gia khu vực này phải tính toán làm sao để tránh khỏi sự phụ thuộc vào các cường quốc.

Nếu phương Tây đem đến kỷ nguyên số, ứng dụng thực tế ảo bằng trí tuệ nhân tạo (AI),… thì hàng trăm triệu lao động ở hàng chục quốc gia nghèo ở Châu Á - Thái Bình Dương sẽ ứng phó ra sao?.

Kiên định đa phương hóa

Việc trung tâm toàn cầu dịch chuyển về Châu Á- Thái Bình Dương sẽ giúp các quốc gia trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng có thêm nhiều lựa chọn để tránh không rơi vào tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia nào đó, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, xây dựng và nâng cao vị thế trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn hiện nay.

Để có cơ hội phát triển, các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phải chìa ra bàn tay thiện chí, nhưng đó không phải là những cái ‘bắt tay đơn lẻ”, vì như thế sức mạnh bị phân tán.

Về chính trị - xã hội, khu vực này đang rất cần một cơ chế quản trị chung, đó là một Liên minh tầm cỡ châu lục hòa bình, năng động, tự cường, bao trùm, kết nối và liên kết toàn diện, tạo cơ hội và sự tham gia bình đẳng cho tất cả các quốc gia trong khu vực.

Với kinh tế, cần tiếp tục thực chất hóa thương mại tự do và đầu tư tự mở thông qua các các hiệp định thương mại khu vực, các hiệp định tự do thương mại… Trong đó phải gạt bỏ sự ảnh hưởng bao trùm và ý chí điều khiển của một vài cường quốc mới nổi.

Có thể bạn quan tâm

  • Kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương Kỳ I: Cuộc dịch chuyển tất yếu

    Kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương Kỳ I: Cuộc dịch chuyển tất yếu

    07:00, 19/10/2019

Việc hình thành Khu vực thương mại tự do toàn châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) cần được đẩy mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, bản thân các nước Châu Á phải rút ra bài học kinh nghiệm của Châu Âu và Bắc Mỹ, không thể tiếp tục đầu tư ra nước ngoài mà không chú ý đến tình hình trong nước.

Việt Nam và nhiều quốc gia khác cần có cái nhìn khoa học và thực tế hơn về các sáng kiến phát triển hạ tầng của Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Châu Âu. Lược bỏ hết các yếu tố dân tộc, chính trị, các nước trong khu vực phải cùng nhau đẩy mạnh hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng số để chuẩn bị cho kinh tế số.

Đặc biệt, các quốc gia trong khu vực cần giải quyết tình trạng xuất siêu, tức là lấy xuất khẩu làm động lực tăng trưởng, đồng thời tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Kỷ nguyên châu Á - Thái Bình Dương Kỳ II: Chiến lược nào cho các nước nhỏ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO