Kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương Kỳ I: Cuộc dịch chuyển tất yếu

Diendandoanhnghiep.vn Châu Âu - “Lục địa già” đã trở về đúng với tên gọi của nó, châu Phi vẫn nằm ở “rìa” thế giới, châu Á - Thái Bình Dương được dự báo là trung tâm trong thế kỷ XXI.

Nếu như trong thế kỷ XIX, đế quốc Anh “làm mưa làm gió”, thì thế kỷ XX lại là thiên hạ của Mỹ và hiện nay có thể nói là “Thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương”, bởi vì động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chuyển dịch từ phương Tây sang phương Đông.

br class=

Châu Á - Thái Bình Dương được dự báo là trung tâm trong thế kỷ XXI

Phương Tây tới hạn tăng trưởng

Suốt mấy thế kỷ châu Âu nói riêng và phương Tây nói chung làm “trùm” thế giới. Điều này dễ hiểu, bởi nó xuất phát từ nền kỹ trị có từ thời Hy Lạp, La Mã cổ đại, nền móng của những ngành khoa học thực nghiệm đã manh nha cách đây vài ngàn năm.

Tận dụng lợi thế đó, người phương Tây đi đầu trong 3 cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra tại Anh, Đức, Pháp, Italia và Bắc Mỹ. Vật liệu mới, công nghệ mới, xu hướng mới, phát minh mới đều xuất phát từ đây.

Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, phương Tây bắt đầu xuất hiện những vết nứt mang tính bản chất, đó là bất ổn xã hội, già hóa dân số, suy giảm tăng trưởng kinh tế, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Mâu thuẫn trong mô hình liên minh như EU, NAFTA, thêm vào đó là các cuộc chiến tranh ở Trung Đông, Bắc Phi nhằm tranh giành nguồn năng lượng “đen” kéo theo các cuộc khủng hoảng kinh tế với chu kỳ rút ngắn lại.

Các mô hình tăng trưởng “tư bản nhà nước” ở phương Tây đã bộc lộ yếu điểm, một vài quốc gia bị gánh nặng bởi quỹ an sinh xã hội ngày một phình to, điển hình như Pháp, Italia; các thành viên chủ chốt của EU cảm thấy ngột ngạt với một Liên minh cũ kỹ già nua, trong khi đó người Mỹ phải vướng vào cuộc đấu sống còn.

Cho đến nay, Châu Âu vẫn chưa nguôi nỗi ám ảnh nợ công. Phải nói rằng, những thiết chế kinh tế được xem là tân tiến, bộ máy điều hành linh hoạt hiện đại nhưng vẫn không xử lý triệt để nguy cơ vỡ nợ có thể xảy ra bất cứ khi nào.

Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Châu Á đang trỗi dậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm tới của Châu Á cao hơn 4- 6 lần EU. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của các nền kinh tế mới nổi lớn của Châu Á vẫn kém xa Châu Âu. Xu thế này được dự báo vẫn sẽ duy trì tới năm 2020.

Thế cuộc mới ở Châu Á - Thái Bình Dương

Cũng theo dự báo của ADB, đến năm 2050 có thể sẽ có khoảng hơn 3 tỷ người dân Châu Á có mức sống tương đương với người dân Châu Âu, và đến lúc đó sản xuất của Châu Á có thể chiếm hơn 50% giá trị toàn cầu.

Những hạn chế ở Châu Âu lại có thể kiếm tìm nguồn lực để khỏa lấp tại Châu Á. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, dân số trẻ, hàng chục quốc gia mới nổi đang nỗ lực cải cách thể chế, môi trường đầu tư, đẩy nhanh đô thị hóa để hút nguồn vốn đầu tư đang tạo ra xung lực rất lớn.

Nếu muốn tìm một “Châu Âu trẻ trung” trong lòng Châu Á thì đó chính là khu vực Đông Á. Khu vực này là hình mẫu trong tương lai. Có thể nói, ở góc độ toàn cầu, không có khu vực nào sánh được lợi thế cạnh tranh của khu vực này.

Hơn thế nữa, lá bài “địa kinh tế, chính trị” đang tọa lạc tại Biển Đông, tuyến hàng hải Đông - Tây sầm uất nhất hiện tại. Nước nào làm chủ vùng biển này tức là có khả năng điều tiết giao thương quốc tế, và nguồn tài nguyên trị giá hàng ngàn tỷ USD.

Châu Á - Thái Bình Dương “nóng” lên theo cục diện của mối quan hệ Mỹ - Trung. Mỹ và các đồng minh như Ấn Độ, Australia, Nhật Bản cho ra đời chiến lược “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương” và mới đây là chiến lược “Kết nối Đông - Tây” do Mỹ và Nhật Bản chủ soái...

Không kém cạnh, Bắc Kinh liên tục tung ra những “siêu” dự án có tính kết nối rất lớn, về hạ tầng có “Vành đai và Con đường”, với kinh tế số có “Made in China 2025” và manh nha thành lập Liên minh Châu Á, đồng tiền chung Châu Á.

Trong cuộc chạy đua này, cả hai trục đều rất cần có đồng minh, đó là lý do là Mỹ muốn “làm lành” với Triều Tiên trên bàn đàm phán, ký hiệp định thương mại với Nhật Bản, giải quyết các khúc mắc trong quan hệ với Ấn Độ và tăng cường hiện diện ở Đông Nam Á mà Việt Nam là điểm đến lý tưởng.

Đây là cuộc cạnh tranh chiến lược nảy lửa giữa các siêu cường, hệ lụy không ít nhưng đồng thời mang lại cơ hội rất lớn cho các nước mới nổi như Việt Nam.

Kỳ II: Chiến lược nào cho các nước nhỏ?

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương Kỳ I: Cuộc dịch chuyển tất yếu tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713463472 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713463472 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10