Thách thức của phương Tây trong việc đối đầu với Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Kế hoạch của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm thống nhất các đồng minh thân để đối đầu với Trung Quốc vừa đạt được một thắng lợi chính trị lớn, nhưng vẫn còn nhiều thách thức.

Phiên họp của lãnh đạo NATO ở Brussels ngày 14/6. Ảnh: AP.

Phiên họp của lãnh đạo NATO ở Brussels ngày 14/6. Ảnh: AP.

Sau Hội nghị Thượng đỉnh các nền kinh tế G7, tại cuộc họp của các lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các nhà lãnh đạo đã chỉ ra Trung Quốc là mối đe dọa an ninh đối với liên minh phương Tây, đánh dấu lập trường mạnh mẽ của nhóm đối với Bắc Kinh.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc từ Baltic tới châu Phi khiến NATO phải có sự chuẩn bị.

"Trung Quốc đang tiến gần chúng ta hơn. Chúng ta thấy Trung Quốc trên không gian mạng, ở châu Phi và cũng thấy Trung Quốc đầu tư rất nhiều vào các cơ sở hạ tầng quan trọng trên thế giới. Chúng ta cần cùng nhau ứng phó như một liên minh", ông nhấn mạnh.

Điều này được đưa ra sau khi nhóm G7 ra tuyên bố về các vấn đề nhân quyền ở khu vực Tân Cương, kêu gọi Hong Kong duy trì mức độ tự chủ cao và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định trên eo biển Đài Loan.

Có thể thấy, các quốc gia phương Tây, với sự đẫn đầu của Mỹ đang nỗ lực kìm chế tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực. Một số biện pháp trừng phạt từ thời Trump đã có hiệu quả trong việc hạn chế sự phát triển công nghệ của Trung Quốc, ví dụ như các động thái nhằm vào Huawei. Dưới thời Tổng thống Biden, ngoài việc mở rộng lệnh cấm đầu tư của Mỹ vào hàng chục công ty Trung Quốc, Washington đã đoàn kết các đồng minh để cùng đối phó với những thách thức đến từ Bắc Kinh .

Tại cuộc họp G7, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, “chúng tôi biết rằng hệ thống chính trị của các nước G7 và Trung Quốc là khác nhau. Chúng tôi chỉ tập trung vào một số khía cạnh như vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Tất nhiên, chúng tôi cũng vậy. yêu cầu tự do tiếp cận các vùng biển quốc tế. Đó là những vấn đề rất quan trọng."

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên kết các đồng minh tại nhóm G7 để đối phó với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã liên kết các đồng minh tại nhóm G7 để đối phó với Trung Quốc

Alex Capri, một nhà nghiên cứu tại Hinrich Foundation và là một thành viên cao cấp tại Đại học Quốc gia Singapore nhận định, những khác biệt không thể hòa giải liên quan đến các giá trị cũng như những lo ngại ngày càng tăng về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phân cực và cạnh tranh giữa quốc gia này và các cường quốc phương Tây.

Mặc dù vậy, các quốc gia G7 và NATO có thể khó kiềm chế Trung Quốc khi các nhà lãnh đạo dân chủ đã đưa ra những khác biệt nghiêm trọng về cách tốt nhất để đối phó với quốc gia này, khi Hoa Kỳ, Anh và Canada kêu gọi hành động mạnh mẽ trong khi nhiều nước vẫn còn do dự.

Theo giới quan sát nhận định, việc các nước châu Âu không muốn quá mạnh tay với Trung Quốc có thể xuất phát một phần từ sự phụ thuộc kinh tế mạnh mẽ). Theo Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mecrator, từ năm 2010 đến 2019, Đức nhận được 22,7 tỷ euro (khoảng 35,7 tỷ USD) đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc, trong khi Ý nhận được 15,9 tỷ euro (25 tỷ USD) và Pháp nhận được 14,4 tỷ Euro (22,6 tỷ USD).

Ngay cả Vương quốc Anh, quốc gia mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc trong những năm gần đây cũng đã nhận được 50,3 tỷ euro (79 tỷ USD) từ những khoản đầu tư của Bắc Kinh. Và nhiều nước trong số đó, như Đức vẫn đang dựa vào quan hệ đối tác với Trung Quốc để thúc đẩy các ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như ô tô, và nhiều doanh nghiệp từ châu Âu vẫn đang nhắm tới thị trường khổng lồ của Trung Quốc.

Trên thực tế, phương Tây nói chung trở thành một ví dụ cho các quốc gia bị kẹt giữa Trung Quốc và Mỹ. Đó chính là lý do vì sao, các cường quốc vẫn tìm ra một số điểm chung để tìm cách hợp tác nhằm mục đích giảm bầu không khí đối đầu.

Mặc dù vậy, theo các nhà phân tích tại Eurasia Group đánh giá trong một bài viết nhận định trước chuyến đi của ông Biden, cuối cùng, mong muốn của Liên minh châu Âu về quyền tự chủ chiến lược và việc Tổng thống Mỹ tập hợp các đồng minh để chống lại Trung Quốc sẽ tạo ra những rào cản tự nhiên đối với việc hợp tác trong các lĩnh vực chung.

“Đây là một tình huống tiến thoái lưỡng nan và Mỹ dường như rất ít kinh nghiệm trong đưa được ra cách thức giải quyết những tình huống như vậy. Do đó, G7, hay thậm chí cả NATO nhiều khả năng sẽ trở nên chật vật hơn trong việc tìm kiếm tiếng nói chung về vấn đề đối đầu với Trung Quốc, khi tầm ảnh hưởng của quốc gia này đã vượt xa khỏi sự kiểm soát của họ”, các chuyên gia nhận định.

 

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thách thức của phương Tây trong việc đối đầu với Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713542719 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713542719 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10