Vì sao Mỹ “nói nhiều làm ít” ở châu Á-Thái Bình Dương?
Con đường trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay rất hẹp, nên dù có tuyên bố hùng hồn cỡ nào vẫn khó thực hiện trong thực tế!
Nói đến ngân sách quốc phòng Mỹ là nhắc đến con số đầu tư khổng lồ mỗi năm hàng trăm tỷ USD. Mới đây Tổng thống Joe Biden tiếp tục đề xuất gói 740 tỷ USD dành cho Bộ quốc phòng trong năm tới.
Đáng chú ý Đạo luật Uỷ quyền quốc phòng dành ưu tiên cho Đài Loan phát triển các lực lượng phòng thủ có năng lực, sẵn sàng và hiện đại, duy trì khả năng tự vệ đầy đủ.
Đạo luật này cũng bao gồm các điều khoản để bảo vệ chống lại hoạt động gián điệp công nghiệp của Trung Quốc và để minh bạch hóa đối với các công ty quân sự Trung Quốc hoạt động tại Hoa Kỳ.
Trong đó dự chi 2,2 tỷ USD cho sáng kiến “Răn đe Thái Bình Dương” (PDI) để hỗ trợ các đồng minh của Mỹ và ngăn chặn các hành vi của Trung Quốc.
Paul Choi, nhà nghiên cứu quân sự từ Seoul bình luận: “PDI là cần thiết song chưa đủ để khôi phục lòng tin về vị thế của Mỹ trong khu vực”.
Những năm gần đây, Mỹ tuyên bố hàng loạt dự án, sáng kiến quốc phòng, an ninh, kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng kết quả chưa thật sự khả quan như kỳ vọng.
Từ chiến lược “Xoay trục châu Á” đến “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương” và “Bộ tứ kim cương/mở rộng” tất cả chưa có gì cụ thể. Trong khi đó, đối thủ lớn nhất của họ là Trung Quốc rất âm thầm triển khai các bước đi vững chắc.
Nhìn đi nhìn lại, từ mấy thập kỷ nay đồng minh của Mỹ ở châu Á vẫn là Nhật Bản và Hàn Quốc, Australia, bây giờ các nước này vẫn phụ thuộc Bắc Kinh trong lĩnh vực thương mại.
Washington gặp khó khăn trong việc lôi kéo thêm đồng minh, kể cả hàn gắn, thắt chặt thêm các mối quan hệ có truyền thống. Vậy, đâu là nguyên nhân? Nước Mỹ thiếu tiền hay vì lý do khách quan nào khác?
Khoảng 2 thập kỷ nay, Washington bắt đầu thất thế hơn so với Bắc Kinh tại chiến địa châu Á - Thái Bình Dương. Một mặt do sự trỗi dậy của Trung Quốc quá mạnh mẽ; mặt khác lý do đến tư nội bộ nước Mỹ.
Bắt đầu từ B. Obama 12 năm về trước, Đảng dân chủ và khuynh hướng chính trị hướng nội không bắt kịp tình hình Trung Quốc, thậm chí Nhà trắng vẫn nghĩ về tương lai quan hệ tốt đẹp với cường quốc châu Á.
Hai nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ, ông Obama hầu như không có cuộc “khẩu chiến” nào đáng chú ý, chiến lược kìm hãm Trung Quốc cũng không hề rõ ràng ngoài hơi hướng rút quân khỏi Trung Đông, tập trung về châu Á - Thái Bình Dương.
Sau này, cựu Tổng thống Mỹ tiết lộ trong cuốn hồi kỳ “Một miền đất hứa”: “Tôi không thể để xảy ra một cuộc chiến thương mại trong năm 2009 hoặc 2010. Tại thời điểm đó, tôi cần sự hợp tác của Trung Quốc, Châu Âu cũng như mọi nơi có thể đem đến động cơ tăng trưởng tiềm năng khác”.
Đó là những năm 2008 - 2010, khi khủng hoảng tài chính làm kinh tế Mỹ suy thoái nghiêm trọng thì Trung Quốc vẫn đạt con số tăng trưởng trung bình 9%/năm.
Trump thay thế Obama lãnh đạo nước Mỹ, nhận thấy 8 năm trước được xem là “nhục nhã”, tỷ phú bất động sản kiên quyết “đưa nước Mỹ trở lại”, “nước Mỹ trên hết” nhằm “cắt đuôi” Trung Quốc.
Từ 2016 đến 2020, D. Trump làm đảo lộn cục diện thế giới, gây bất mãn cho đồng minh, làm vỡ vụn liên kết quốc tế. Đầu năm 2018 hòn đạn đầu tiên bắn về phía Bắc Kinh, bùng nổ chiến tranh thương mại.
Bên lề cuộc chiến này, hàng loạt nền kinh tế tỏ ra lo lắng, đứng về phía Mỹ không xong, ngả về Trung Quốc không dễ, ai cũng phải giữ mình, tránh vạ lây. Niềm tin giành cho Mỹ sứt mẻ trầm trọng.
Trong khi Mỹ cuồng điên vỗ ngực xưng tên, Trung Quốc khôn ngoan đánh những nước cờ hiểm, phát triển sức ảnh hưởng xuống Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi.
Lá bài tín dụng và thương mại của Trung Quốc phát huy sức mạnh tối đa. Bây giờ Mỹ muốn tìm kiếm đồng minh ở ASEAN là không thể, tất cả đều e dè hậu họa có thể xảy ra với nền kinh tế nếu phật lòng Trung Quốc.
Đơn cử Philippines, là đồng minh vừa có tiếng vừa có miếng của Mỹ nhưng Manila - bằng cách nào đó vẫn đón tiếp ông Tập đến thăm chính thức, ký kết hàng loạt văn kiện hợp tác và “bỏ quên” vụ kiện bãi cạn Scaborough!
Thật ra, con đường lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay rất hẹp, nên dù có tuyên bố hùng hồn cỡ nào vẫn khó thực hiện trong thực tế!
Có thể bạn quan tâm
Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Joe Biden sẽ như thế nào?
06:00, 09/11/2020
[Thế giới hậu COVID-19] Thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương
06:00, 13/04/2020
Kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương Kỳ I: Cuộc dịch chuyển tất yếu
07:00, 19/10/2019
Kỷ nguyên châu Á - Thái Bình Dương Kỳ II: Chiến lược nào cho các nước nhỏ?
07:00, 26/10/2019
EU “xoay trục” châu Á - Thái Bình Dương
11:06, 22/02/2019