AUKUS và toan tính ngầm của các bên

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 07/10/2021 11:00

Úc sẽ sở hữu tàu ngầm hạt nhân, tức là thêm một đồng minh của Mỹ được trang bị vũ khí tối tân. Bắc Kinh sẽ đáp trả?

AUKUS sẽ đe dọa đến Trung Quốc?

AUKUS sẽ đe dọa đến Trung Quốc?

Sự ra đời của Hiệp ước an ninh 3 bên Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) đặc biệt gây chú ý trong bối cảnh các mối quan hệ rường cột toàn cầu rạn vỡ trầm trọng. Có thể là khởi đầu của thời kỳ “siêu đa cực”.

AUKUS chứa đựng một nội dung rất quan nhạy cảm, Mỹ và Anh lần đầu tiên chuyển giao công nghệ tàu ngầm vận hành bằng hạt nhân cho Canberra, điều này khiến Australia “bẻ kèo” thỏa thuận mua tàu ngầm của Pháp trị giá 40 tỷ USD.

Mặc dù Liên minh này không nói rõ đối tượng nhắm đến, nhưng nhiều đồn đoán đều xoay quanh mối quan hệ Trung - Mỹ, tranh giành ảnh hưởng, tăng cường hiện diện của Washington ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, phong tỏa Bắc Kinh.

Với nước Anh, mặc dù trở lại muộn hơn nhưng ông Borris Johnson hồi đầu năm công bố chiến lược “nước Anh toàn cầu” sau khi Brexit thành công. Mục đích thúc đẩy lợi ích quốc gia và xây dựng một nước Anh với mạng lưới đối tác rộng khắp thế giới.

Anh từng bá chủ thế giới ở thế kỷ 18, rất mạnh về hàng hải, hải quân, giờ đây họ muốn tái khẳng định vị thế theo lối đi riêng khi không còn là thành viên EU. Nhưng, mục tiêu này có vẻ quá tầm so với tiềm lực hiện tại của London. Liên kết với Mỹ cùng với một đồng minh giàu tiềm năng ở châu Á là cách mà ông Borris Johnson tạo thêm vây cánh.

Người Mỹ quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc, Washington ngày càng rời xa Trung Đông tập trung về châu Á - khu vực này chính là chìa khóa để kiểm soát thương mại, hàng hải, an ninh, quân sự.

Cũng như Anh, ông Joe Biden hiểu rằng, cuộc chiến dài hơi này không thể đơn độc, vì vậy Mỹ tăng cường kết nối toàn cầu, hâm nóng quan hệ với Đông Nam Á, thắt chặt hơn với Đông Bắc Á, tích cực lôi kéo Ấn Độ.

Không chỉ có Mỹ, hậu COVID-19, các liên minh chuỗi cung ứng Nhật - Ấn - Úc, liên minh đầu tư Nhật - Ấn - Nga, liên minh đối thoại Nhật - Ấn - Ý đồng loạt hình thành trong vòng chưa đầy 1 năm.

Quyền lực Mỹ nguy cơ mờ nhạt, đáng nói cả 3 liên minh trên đều có Tokyo, có nghĩa người Nhật không còn muốn phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ. Và vì vậy ông Biden muốn AUKUS như là sợi dây trói buộc các đồng minh châu Á.

AUKUS còn là thương vụ làm ăn không nhỏ, công nghệ tàu ngầm và tàu ngầm hạt nhân vô cùng tinh xảo, các quốc gia sở hữu đếm trên đầu ngón tay. Nhiều nguồn tin tiết lộ Úc bỏ ra số tiền lớn hơn nhiều hợp đồng với Pháp.

Australia được trang bị tàu ngầm hạt nhân

Australia được trang bị tàu ngầm hạt nhân

Australia nổi lên như một tay chơi mới trên trường quốc tế, không ngại ngần tỏ rõ quan điểm đứng về phía Mỹ, đối chọi Bắc Kinh. Xung quanh lục địa Châu Đại Dương là vùng biển rộng lớn, giàu tài nguyên.

Trung Quốc đã thọc sâu đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở các đảo quốc, quần đảo sát Úc, dĩ nhiên Canberra ngày càng cảm thấy bị đe dọa, liên minh với Mỹ, châu Âu là cách tốt nhất củng cố sức mạnh quốc phòng, ngăn ngừa Trung Quốc.

Như thường lệ, Trung Quốc đã lên tiếng cáo buộc, hợp tác chế tạo các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân làm suy yếu nghiêm trọng hòa bình và ổn định của khu vực, làm trầm trọng thêm cuộc chạy đua vũ trang và làm tổn hại các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế.

Thời báo Hoàn Cầu tuyên bố trong một bài đăng rằng, Australia hãy tránh khiêu khích nếu không Trung Quốc chắc chắn sẽ trừng phạt không khoan nhượng.

AUKUS đã có hiệu lực, Úc sẽ sở hữu tàu ngầm hạt nhân trong nay mai, tức là thêm một đồng minh của Mỹ được trang bị vũ khí tối tân. Bắc Kinh đáp trả bằng cách nào?

Có thể bạn quan tâm

  • Thông điệp nào từ quan hệ đối tác chiến lược ba bên Aukus?

    Thông điệp nào từ quan hệ đối tác chiến lược ba bên Aukus?

    05:35, 17/09/2021

  • QUỐC TẾ TUẦN QUA: Quad Plus, WTO và trật tự thương mại mới?

    QUỐC TẾ TUẦN QUA: Quad Plus, WTO và trật tự thương mại mới?

    06:47, 17/05/2020

  • Quad Plus-phản ứng nhanh của Mỹ, cơ hội cho Việt Nam!

    Quad Plus-phản ứng nhanh của Mỹ, cơ hội cho Việt Nam!

    06:15, 13/05/2020

  • Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Joe Biden sẽ như thế nào?

    Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Joe Biden sẽ như thế nào?

    06:00, 09/11/2020

  • Kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương Kỳ I: Cuộc dịch chuyển tất yếu

    Kỷ nguyên Châu Á - Thái Bình Dương Kỳ I: Cuộc dịch chuyển tất yếu

    07:00, 19/10/2019

  • Kỷ nguyên châu Á - Thái Bình Dương Kỳ II: Chiến lược nào cho các nước nhỏ?

    Kỷ nguyên châu Á - Thái Bình Dương Kỳ II: Chiến lược nào cho các nước nhỏ?

    07:00, 26/10/2019

TRƯƠNG KHẮC TRÀ