Trung Đông: Giảm Mỹ, tăng Trung vẫn bất định tương lai

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 31/12/2021 06:15

Dù là Mỹ hay Trung Quốc thì tương lai Trung Đông cũng không thể do lực lượng bên ngoài quyết định.

Người dân Afghanistan rất khốn khó

Người dân Afghanistan rất khốn khó

>>Bộ tứ Trung Đông: Trò chơi mới của Mỹ

Thật ra Trung Quốc đã thầm lặng xây dựng quan hệ với các nước Trung Đông từ rất lâu, kể cả trong hoàn cảnh tiếng nói của Mỹ còn bao trùm khu vực. Nhưng kể từ khi NATO rút quân khỏi Afghanistan thì Bắc Kinh mới chính thức khẳng định ý tưởng tái thiết Trung Đông bằng mối quan hệ với lực lượng Taliban.

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị Vương mới đây đã đề xuất biện pháp giải quyết của Trung Quốc về tình hình Syria, tranh chấp Palestine-Israel, thỏa thuận hạt nhân của Iran và hòa bình ở Trung Đông đã phản ánh sự sẵn sàng bảo vệ công lý quốc tế và giải quyết các xung đột và tranh chấp để đóng góp trí tuệ của Trung Quốc vào sự ổn định lâu dài trong khu vực.”

Mới đây, Chính phủ UAE đã lựa chọn hợp tác với Huawei triển khai mạng 5G bất chấp cảnh báo của Washington về việc hủy thương vụ máy bay chiến đấu thế hệ mới F35 dự định chuyển giao cho quốc gia Trung Đông.

Liệu rằng, Bắc Kinh có thể đem lại hòa bình, thịnh vượng cho Trung Đông? Câu hỏi rất khó, tuy nhiên với những người theo dõi tình hình khu vực, hiểu bản sắc Trung Hoa và chính sách ngoại giao của ông Tập thì không đặt nhiều niềm tin về tương lai xán lạn.

Taliban sau hơn 4 tháng nắm quyền càng chìm sâu vào khủng hoảng. Phương Tây còn nắm “lá bài” nhân quyền để neo giữ tài sản tiền mặt, vàng Afghanistan ở các ngân hàng quốc tế. Trong tình cảnh lực lượng này cạn kiệt mọi nguồn lực. Mohammad Ibrahim, sống ở thủ đô Kabul, nói rằng anh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải bán con gái 7 tuổi, Jamila, để trả nợ.

Khả năng lãnh đạo quốc gia của Taliban bị đặt dấu hỏi

Khả năng lãnh đạo quốc gia của Taliban bị đặt dấu hỏi

Có thể nói, giá trị nhân quyền của người Hồi giáo như một trời một vực với Âu-Mỹ. Taliban không thể từ bỏ luật Sharia, vì như thế, họ mất đi sức mạnh của niềm tin tôn giáo, tức là tự phế bỏ “quyền tối thượng” được ban bởi Abraham.

Nhiều người sẽ bật ra câu hỏi: Tại sao Trung Quốc không tài trợ? Rõ ràng, Bắc Kinh không dại dột giao tiền cho một tổ chức chưa được quốc tế công nhận đủ năng lực điều hành một quốc gia, trong thực tế Afghanistan có tài nguyên, nông sản, Trung Quốc sẵn sàng hợp tác khai thác, mua bán bằng hợp đồng thương mại.

Cũng như Mỹ, mục đích sau cùng của Trung Quốc tại Trung Đông là nguồn dầu mỏ phong phú. Nhưng “canh bạc” của Washington không lời lãi gì sau mấy chục năm sa lầy vào xung đột vũ trang. Bắc Kinh không đi con đường “súng đạn” như Washington, vì thế Trung Đông cũng đừng mong sẽ có lực lượng nào đó giữ gìn hòa bình thay mình.

Nói cách khác, Trung Quốc đến để tìm kiếm lợi ích kinh tế, gầy dựng địa bàn bành trướng thanh thế. Một trong những mục đích đầu tiên là đảm bảo nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế, tăng quyền điều tiết thị trường dầu khí, thông qua đó quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.

Mặt khác, khi Mỹ đã giảm trọng tâm chính sách đối ngoại của mình vào Trung Đông và chuyển sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, điều này có khả năng dẫn đến khoảng trống quyền lực và thiếu hụt an ninh gây ra mối đe dọa đối với an ninh và các khoản đầu tư của Trung Quốc. Chính vì thế, Trung Quốc mong muốn được phối hợp "trực diện" với các nước Trung Đông để ngăn chặn rủi ro có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ tứ Trung Đông: Trò chơi mới của Mỹ

    Bộ tứ Trung Đông: Trò chơi mới của Mỹ

    05:32, 24/10/2021

  • "Cuộc chơi mới" ở Trung Đông sau khi Mỹ rút lui

    06:00, 23/08/2021

  • Adnan Khashoggi – “Gatsby vĩ đại của Trung Đông”!

    Adnan Khashoggi – “Gatsby vĩ đại của Trung Đông”!

    04:00, 07/08/2021

  • Chiến lược “thế chỗ” của Trung Quốc ở Trung Đông

    Chiến lược “thế chỗ” của Trung Quốc ở Trung Đông

    06:15, 31/03/2021

  • Ông Joe Biden tính gì ở Trung Đông sau vụ không kích Syria?

    Ông Joe Biden tính gì ở Trung Đông sau vụ không kích Syria?

    06:15, 01/03/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ