Khủng hoảng kinh tế khiến ta nhớ đến K. Marx!

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 05/05/2022 11:10

Marx tiên đoán "Sự tăng lên về của cải, những điều đó mâu thuẫn với những điều kiện làm tăng thêm giá trị của cái tư bản đang không ngừng lớn lên ấy. Do đó, nổ ra những cuộc khủng hoảng".

Karl Marx, nhà tư tưởng vĩ đại

Karl Marx, nhà lý luận kinh tế - chính trị xuất chúng

>>K. Marx - nhà tư tưởng vĩ đại!

Không ai hiểu rõ kinh tế thị trường và hệ thống tư bản chủ nghĩa tường tận hơn Karl Marx - nhà tư tưởng gốc Do thái sinh ra ở Đức, đúng ngày này cách đây tròn 202 năm (5/5/1818 - 5/5/2022).

Trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông “Bộ Tư bản” ra đời từ năm 1867, Marx tiên đoán về sự ra đời của “tư bản tài chính” và những cuộc khủng hoảng mang tính chu kỳ của loại hình tư bản này.

Ông viết: “Cùng với sự phát triển của sức sản xuất, thì cấu tạo của tư bản cũng tăng lên: bộ phận tư bản khả biến giảm đi một cách tương đối so với bộ phận bất biến. Những ảnh hưởng khác nhau đó khi phát sinh tác dụng cùng một lúc trong không gian, khi phát sinh tác dụng kế tiếp nhau trong thời gian và cứ định kỳ một, sự xung đột giữa những nhân tố đối kháng lại được giải quyết bằng những cuộc khủng hoảng. Những cuộc khủng hoảng bao giờ cũng chỉ là cách giải quyết một cách khốc liệt và tạm thời các mâu thuẫn hiện có…”

Rất nhiều cuộc khủng hoảng đã chứng minh cho nhận định của triết gia Đức. Điển hình là khủng hoảng (1929 - 1933) diễn ra sau hơn 6 thập kỷ kể từ ngày ông xác quyết lập luận trong tập sách trứ danh nói trên.

Marx chỉ ra nguyên nhân, sức sản xuất quá lớn so với quy mô dân số, phát triển trong khuôn khổ của phương thức chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa, không cùng tỷ lệ với giá trị tư bản hiện có. Do đó, nổ ra những cuộc khủng hoảng - đó là khủng hoảng thừa.

Thế chiến I kết thúc, kinh tế Mỹ bùng nổ, chủ nghĩa tư bản châu Âu dốc toàn lực phục hồi. Tất cả chạy đua sản xuất, theo đuổi lợi nhuận,… dẫn đến dư thừa hàng hóa trầm trọng. Ở Mỹ, hàng triệu tấn hàng hóa bị đổ xuống biển để cắt cơn thừa mứa, trong khi người dân không thể tiếp cận! Y hệt như Marx nói “cách giải quyết khốc liệt và tạm thời”.

Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 lại là kết quả tăng trưởng “nóng” của những nền kinh tế tư bản mới nổi như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Đài Loan, Hồng Kông,… động lực tăng trưởng được mang đến bởi giới tư bản tài chính phương Tây.

Vốn (vay) đầu tư ồ ạt đổ vào thị trường tài chính, chứng khoán châu Á. Việc vay vốn nhiều khiến các nước thâm hụt tài khoản vãng lai, cùng với chính sách khuyến khích vay ngoại tệ và neo giữ tỷ giá cố định dẫn đến rủi ro ngoại hối của chính phủ.

Cùng năm đó kinh tế Mỹ phục hồi rất mạnh, FED tăng lãi suất khiến dòng vốn quay lại Mỹ; đồng thời Trung Quốc nổi lên trở thành điểm hút vốn đầu tư hấp dẫn hơn. Giới tài chính phố Wall, London, Frankfurt rút khỏi Đông Nam Á để lại sự hoang tàn xác xơ và đống nợ.

Vì cấu trúc hệ thống sinh ra để tìm kiếm giá trị thặng dư - nên khủng hoảng là đặc tính của kinh tế tư bản, chúng lặp đi lặp lại có chu kỳ ngày một rút ngắn, nếu 200 năm trước trung bình 30 - 35 năm mới xảy ra khủng hoảng thì từ thế chiến II đến nay trung bình 10 năm.

Chu kỳ khủng hoảng kinh tế, tài chính ngày một ngắn lại

Chu kỳ khủng hoảng kinh tế, tài chính ngày một ngắn lại

Trong bối cảnh như vậy, chưa ai dám nói chủ nghĩa tư bản đã đến hồi cáo chung nhưng những gì Marx từng cảnh báo, nay sẽ bắt đầu được nhìn lại với một tinh thần mới - chủ nghĩa tư bản đã chết lâu rồi, cái mà chúng ta thấy hiện nay chỉ là một phiên bản được tân trang mà thôi!

Ở chỗ, chủ nghĩa tư bản không còn là chính nó như thời sơ khai, đã qua nhiều bước điều chỉnh, nó dường như bớt tham lam và tàn bạo, dấu ấn bóc lột, bản chất thao túng mờ nhạt dần. Một số mô hình ở Bắc Âu đã rẽ sang hướng “xã hội” trên tinh thần nhà nước phúc lợi.     

Nhưng không phải! Chủ nghĩa tư bản không ngừng củng cố quyền thống trị của nó, khủng hoảng là cơ hội để chủ nghĩa tư bản nhận ra lỗ hổng, kịp thời khắc phục, sự thật chủ nghĩa tư bản không hề “giãy chết”, cấu trúc của chúng ngày càng linh hoạt và hài hòa.

Ví dụ, tư bản tài chính - “cho vay nặng lãi” không hề tuyệt diệt, đã được nâng cấp thành tổ chức quốc tế nêu cao khẩu hiệu kiến thiết, tài trợ, ưu đãi, hàng chục nước nghèo vẫn mang nợ dưới hình thức này. Hình ảnh tư bản công nghiệp khát lợi nhuận ít thấy, nhưng sinh ra tư bản dữ liệu, “nắm cả thế giới trong túi quần”, đó là BigTech, kiếm tiền trên giá trị “mềm” của con người.

Chủ nghĩa tân tự do đang thay thế chủ nghĩa áp bức. Đề xuất giả định về thế giới “vô chính phủ”, ngăn ngừa quyền lực tuyệt đối, điều phối quan hệ quốc tế. Nhưng rồi, nói như Tổng thống Papua New Guine, nước chủ nhà APEC 2018, rằng “có hai con hổ ngồi trong phòng” ám chỉ ý chí nước lớn, áp đặt phá hỏng tuyên bố chung.

Bởi vậy, kinh tế thị trường định hướng XHCN là lý luận đúng đắn dựa trên thực tiễn bất ổn định. Cần có sự điều tiết của nhà nước để giảm thiểu nguy cơ rủi ro khi các quy luật kinh tế khách quan bị bẻ cong vì lợi ích cục bộ.

Có thể bạn quan tâm

  • K. Marx - nhà tư tưởng vĩ đại!

    K. Marx - nhà tư tưởng vĩ đại!

    07:10, 05/05/2020

  • Nobel kinh tế 2021: David Card người kế nghiệp Karl Marx

    Nobel kinh tế 2021: David Card người kế nghiệp Karl Marx

    05:30, 17/10/2021

  • [Giải bài toán năng suất lao động] Bài 1: Tìm về K. Marx

    [Giải bài toán năng suất lao động] Bài 1: Tìm về K. Marx

    05:00, 01/05/2019

TRƯƠNG KHẮC TRÀ