Nobel kinh tế 2021: David Card người kế nghiệp Karl Marx

Diendandoanhnghiep.vn Phương pháp của David Card từng được triết gia, nhà kinh tế - chính trị lỗi lạc Karl Marx sử dụng hồi thế kỷ 19.

David Card, Giáo sư đại học California (Mỹ)

David Card, Giáo sư đại học California (Mỹ)

Giải Nobel kinh tế 2021 được trao cho 3 nhà khoa học người Mỹ, nhóm nghiên cứu do David Card, gốc Canada khởi xướng cùng hai cộng sự Joshua Angrist và Guido Imbens.

Nhóm nhà khoa học kinh tế này có công phát hiện ra việc tăng lương tối thiểu không dẫn đến tình trạng thất nghiệp và người nhập cư không gây ra hậu quả gì đối với người bản địa. Kết luận này có hai ý nghĩa xã hội rất quan trọng.

Một là, với việc được trao giải thưởng danh giá nhất cộng đồng khoa học nhân loại, phát hiện của David Card là cơ sở lý luận đầy đủ sức nặng làm thay đổi tư duy của giới chủ/người sử dụng lao động. Theo đó, người lao động có cơ hội được hưởng thù lao cao hơn.

Đằng sau đó, cải thiện thu nhập giúp giải quyết bài toán chênh lệch giàu nghèo, mở rộng con đường tái phân phối của cải xã hội - vốn là những vấn đề toàn cầu chưa có lời giải thỏa đáng.

Hai là, David Card và các đồng nghiệp của ông đã đưa ra phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, đó là “thí nghiệm tự nhiên” thông qua hoạt động kinh tế diễn ra một cách tự nhiên, dùng quan sát, so sánh, đối chiếu để nắm lấy bản chất của vấn đề.

Tăng lương tối thiểu không ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng việc làm

Tăng lương tối thiểu không ảnh hưởng tiêu cực đến số lượng việc làm

Khác với những ngành khoa học cơ bản, các học giả không thể sử dụng phòng thí nghiệm và thiết bị hữu hình để mô phỏng sự vật hiện tượng, không tồn tại các hiện tượng như “đòn bẩy Acimes”, “con lắc Maxwell” hay “trái táo Newton” trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

David Card đã quan sát người nhập cư từ Cuba đến Miami (Mỹ) từ những năm 1990 và theo dõi sát sao điều gì xảy ra khi bang New Jersey tăng mức lương tối thiểu từ 4,25 USD lên 5,05 USD. Kết quả là lương tối thiểu tăng không làm giảm số lượng nhân viên.

Vì sao? Như tất cả các bài toán chi phí đầu vào hiện nay mà giới doanh nghiệp tìm cách hóa giải - tất cả đều chuyển vào giá cả sản phẩm, cuối cùng chính người tiêu dùng chi trả. Xem chừng có vẻ giản đơn?

Bởi vậy, tầm khoảng 10 đến 20 năm thế giới lại trải qua thời gian ngắn “siêu chu kỳ hàng hóa”, tức là giá hàng hóa tăng phi mã. Và theo thời gian, xét tổng thể giá hàng hóa chỉ có chứ không giảm, mặc dù công nghệ liên tục đổi mới, năng suất không ngừng tăng!

Phương pháp của David Card từng được triết gia, nhà kinh tế lỗi lạc Karl Marx sử dụng hồi thế kỷ 18, khi ông nghiên cứu hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa để rút ra các quy luật “giá trị thặng dư”, “giá trị”, “giá cả”, “cạnh tranh”, “cung cầu”, “chu chuyển tư bản”. “Phòng thí nghiệm tự nhiên” của Marx là quá trình kinh tế vô cùng phức tạp.

Thế kỷ 19, Marx đã sử dụng

Thế kỷ 19, Marx đã sử dụng "trừu tượng hóa khoa học"

Giới khoa học kinh tế chính trị ngày nay đặt tên cho phương phương pháp này là “trừu tượng hóa khoa học”, hiện đang sử dụng rất rộng rãi trong khoa học xã hội và nhân văn.

Nói một chút về chủ điểm nghiên cứu của Marx, ban đầu ông xuất phát từ phạm trù “sự tha hóa của lao động” trong nền kinh tế tư bản, tại tác phẩm “Bản thảo kinh tế chính trị” năm 1844. Tức là lao động bị bóc lột.

Nhưng sự bóc lột lao động không phản ánh hết bản chất nền kinh tế tư bản, không giải thích được quá trình tích tụ tư bản, khủng hoảng kinh tế và bất bình đẳng xã hội. Marx chuyển sang phạm trù “hàng hóa” và phát hiện ra tính hai mặt của hoạt động sản xuất hàng hóa, mâu thuẫn trong công thức chung “T - H - T’.

Phương pháp “trừu tượng hóa khoa học” của Marx và “thí nghiệm tự nhiên” của chủ nhân giải Nobel kinh tế 2021 cơ bản tương đồng nhau. Gạt bỏ khỏi quá trình nghiên cứu các hiện tượng được nghiên cứu những cái đơn giản, ngẫu nhiên, tạm thời.

Hoặc tạm gác lại một số nhân tố nào đó nhằm tách ra những cái điển hình, ổn định, vững chắc, từ đó tìm ra bản chất các hiện tượng và quá trình kinh tế, hình thành các phạm trù và phát hiện ra quy luật phản ánh những bản chất đó.

Thế kỷ 18, các nhà chủ nghĩa xã hội khoa học không tưởng Pháp từng làm thí nghiệm xã hội nhưng thất bại, để áp dụng chứng minh lý thuyết của mình Phurie và Sanint Simon xây dựng cộng đồng người có chủ đích, tuy nhiên kết quả không như mong đợi.

Lịch sử trên càng cho thấy cách thức của David Card thực sự là một phát minh về mặt phương pháp luận nghiên cứu, cũng có thể xem là người kế nghiệp K. Marx.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nobel kinh tế 2021: David Card người kế nghiệp Karl Marx tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714091523 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714091523 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10