Triển vọng nào cho TTCK Việt Nam nửa cuối 2018?

Nguyễn Long 04/08/2018 04:47

Ông Phạm Thiên Quang - Trưởng bộ phận ngành và cổ phiếu của CTCP Chứng khoán MB (MBS) kỳ vọng, trong quý 3 và quý 4/2018 VN-Index sẽ tăng lên 975 -1.050 điểm.

Ông Phạm Thiên Quang - Trưởng bộ phận Ngành và cổ phiếu của Công ty cổ phần Chứng khoán MB

Ông Phạm Thiên Quang - Trưởng bộ phận ngành và cổ phiếu của Công ty cổ phần Chứng khoán MB.

Theo ông Phạm Thiên Quang, các nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng tích cực, hỗ trợ tốt cho các thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán (TTCK).

TTCK thế giới đã và đang có những nhịp điều chỉnh sau động thái tăng lãi suất của FED và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc. Điều này khiến rủi ro biến động mạnh trong ngắn hạn gia tăng.

Trong khi đó, TTCK Việt Nam, mặc dù về mặt định giá không còn rẻ, song khả năng tăng trưởng vẫn tiếp diễn nhờ động lực từ nhà đầu tư nước ngoài và nguồn vốn nội địa dồi dào, trên nền tảng tăng trưởng tốt của các doanh nghiệp niêm yết.

Có thể bạn quan tâm

  • Hai kịch bản thị trường chứng khoán

    Hai kịch bản thị trường chứng khoán

    11:05, 14/06/2018

  • Chốt lời theo từng mốc điểm

    Chốt lời theo từng mốc điểm

    11:01, 02/08/2018

  • Nguy cơ chốt lời ngắn hạn

    Nguy cơ chốt lời ngắn hạn

    11:40, 07/06/2018

  • Chênh lệch lớn trong cơ cấu nhà đầu tư chứng khoán phái sinh

    Chênh lệch lớn trong cơ cấu nhà đầu tư chứng khoán phái sinh

    11:01, 03/08/2018

  • Thị trường chứng khoán sẽ phân hóa mạnh

    Thị trường chứng khoán sẽ phân hóa mạnh

    11:05, 26/07/2018

  • Chứng khoán toàn cầu “hoảng loạn” vì thuế quan của Trump

    Chứng khoán toàn cầu “hoảng loạn” vì thuế quan của Trump

    13:13, 06/07/2018

Theo tính toán của MB Securities, về tốc độ tăng trưởng của top 20 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất trên thị trường, thì mức trung bình rất tuyệt vời khoảng 24,2% trong năm 2018 và dự kiến sang năm 2019 sẽ giảm xuống còn 19,9%. Con số này nói lên rằng, P/E hiện tại của TTCK Việt Nam vào khoảng 17 lần, đây không phải là mức cao. Bởi vì mức này chỉ tương đương với mức P/E của các nước trong khu vực.

Ông Phạm Thiên Quang cho rằng, chỉ số VN-Index đã tạo đáy quanh vùng 884 điểm vào ngày 12/7 vừa qua, và có thể tăng lên mức mục tiêu 975 -1.050 điểm vào quý 3 hoặc quý 4/2018. Theo đó, các nhà đầu tư có thể lựa chọn 4 nhóm cổ phiếu chính:

Thứ nhất là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có cơ bản tốt, đã giảm mạnh về vùng hấp dẫn, ưu tiên nhóm ngành tài chính, bất động sản, bán lẻ. Trong đó nhóm ngành bán lẻ sẽ hấp dẫn kể cả trong ngắn và dài hạn.

Thứ hai là nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa. Trong thời gian qua, dòng tiền đã tích cực chảy vào nhóm này tương đối rõ ràng.

Thứ ba là nhóm cổ phiếu ổn định, định giá hấp dẫn. Cuối cùng là nhóm thoái vốn nhà nước, mới niêm yết như VGC, VTP...

Tuy nhiên, ông Phạm Thiên Quang cũng lưu ý rằng, Việt Nam hiện nay đã mở cửa hơn rất nhiều so với trước, kết nối nhiều hơn với các nền kinh tế thế giới. Do đó, những biến động kinh tế, chính trị thế giới đều tác động trực tiếp đến TTCK Việt Nam. Trong đó các nhà đầu tư cần đặc biệt quan tâm đến cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhất là thời điểm tháng 9 năm nay, liệu Tổng thống Trump có quyết định áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ hay không. Thời điểm thứ hai là tháng 11 năm nay, nếu đảng Cộng hòa tiếp tục dành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ, thì Trump sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược "Nước Mỹ là trên hết". Lúc đó, tình hình thế giới sẽ trở nên phức tạp hơn, cuộc chiến tranh thương mại sẽ cam go hơn rất nhiều.

Ở trong nước, nhà đầu tư nên theo dõi sát sao tình hình tỷ giá, bên cạnh đó không nên bỏ qua rủi ro định giá thị trường. 

Nguyễn Long