Dự Luật chứng khoán (sửa đổi): Cân nhắc về mô hình tổ chức của Ủy ban Chứng khoán
Đó là chia sẻ của Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khi trao đổi với phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp về dự Luật chứng khoán (sửa đổi).
Theo ĐB Đỗ Văn Sinh, sau 13 năm thực thi, Luật Chứng khoán đã bộc lộ nhiều bất cập cần được sửa đổi như: một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn, không còn thống nhất, đồng bộ với quy định liên quan tại các văn bản quy phạm pháp luật khác...
- Xin ông đưa ra một số đánh giá về sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong thời gian qua?
Luật chứng khoán được Quốc hội ban hành có hiệu lực thi hành từ năm 2006 và được sửa đổi bổ sung có hiệu lực từ năm 2010. Như vậy, từ năm 2006 đến nay, TTCK đã đạt được rất nhiều thành tựu.
Thứ nhất, đến cuối năm 2018 đã có 1.553 công ty đại chúng hoạt động trên TTCK, vốn hóa thị trường đã đạt được 3.961 nghìn tỷ đồng tương đương gần 72% GDP; giao dịch trái phiếu Chính phủ đạt 1.121 nghìn tỷ đồng tương đương 20% GDP. Như vậy toàn bộ giao dịch dịch trên TTCK hiện nay đạt khoảng 92% GDP. Giá trị danh mục của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 32,8 tỷ USD, đã góp phần rất lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ hai, TTCK đã góp phần đẩy mạnh việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đạt được kết quả rất tốt.
Thứ ba, chúng ta có một hệ thống tổ chức từ UBCK đến các Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm bù trừ lưu ký chứng khoán và các công ty hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Có thể bạn quan tâm
“Uỷ ban chứng khoán cần độc lập”
06:16, 28/04/2019
Tách Ủy ban Chứng khoán ra khỏi Bộ Tài chính là phù hợp với yêu cầu thực tế
15:51, 19/04/2019
Nên tách Ủy ban chứng khoán khỏi Bộ Tài chính
11:01, 12/04/2019
Đã đến lúc Ủy ban Chứng khoán độc lập?
11:01, 05/04/2019
Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi: Tách riêng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước?
05:56, 03/04/2019
Sửa Luật Chứng khoán, nâng tầm thị trường (Kỳ 5): Cần tăng sức mạnh cho UBCK
09:01, 01/05/2019
Sửa Luật Chứng khoán, nâng tầm thị trường (Kỳ 4): Tăng phạt tiền là cần, nhưng chưa đủ
10:56, 26/04/2019
Sửa Luật Chứng khoán, nâng tầm thị trường (Kỳ 3): Cần mở cửa cho khu vực tư kiến thiết thị trường
11:21, 25/04/2019
Sửa Luật Chứng khoán, nâng tầm thị trường (Kỳ 2): Mô hình tổ chức giao dịch nào phù hợp?
10:59, 24/04/2019
Sửa Luật Chứng khoán, nâng tầm thị trường (Kỳ 1): Nâng cao chất lượng hàng hóa
10:53, 22/04/2019
Hiện nay chúng ta có 75 công ty chứng khoán và 45 công ty quản lý quỹ. Như vậy, TTCK Việt Nam đã bắt đầu có những nhịp phát triển và phát huy nguồn lực rất tốt nhờ sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên trong 13 năm qua, TTCK Việt Nam cũng đã bộc lộ một số những tồn tại sau:
Thứ nhất, tồn tại ở ngay Luật chứng khoán, đó là vấn đề phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và phát hành thêm cổ phiếu, thể hiện sự không đảm bảo an toàn minh bạch.
Thứ hai, quy mô của các công ty đại chúng còn rất thấp, hiện nay mới chỉ khoảng 10 tỷ đồng/công ty.
Thứ ba, vấn đề quan trọng nhất đó là việc minh bạch thông tin và công bố thông tin còn rất nhiều vấn đề. Nhiều ý kiến cho rằng việc minh bạch thông tin kể cả ở công ty phát hành hay vấn đề quản lý trên thị trường cũng chưa thực sự làm cho các nhà đầu tư yên tâm.
Thứ tư, chúng ta chưa thực sự mở cửa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Mặc dù vốn hóa là rất lớn nhưng vốn của nhà đầu tư nước ngoài mới đạt khoảng 32,8 tỷ đô la.
Một vấn đề nữa đó là kể từ năm 2013 – khi Hiến pháp có hiệu lực đến nay, chúng ta đã sửa đổi rất nhiều các bộ luật có liên quan đến Luật chứng khoán, ví dụ như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật phòng chống tham nhũng, Luật phòng chống rửa tiền...
Do đó, chúng ta cần phải sửa đổi các nội dung này để hệ thống pháp luật được đồng bộ hơn trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải xem xét nâng cao vị thế và trách nhiệm của UBCK trong việc hoạt động quản lý có hiệu quả hơn.
- Thưa ông, so với Luật chứng khoán hiện hành, dự thảo Luật chứng khoán sửa đổi lần này đã tăng thêm một số hành vi vi phạm và chế tài xử phạt. Xin ông cho biết cụ thể hơn?
Phải nói rằng, TTCK là thị trường tài chính bậc cao, bởi mỗi một giao dịch chứng khoán thực chất là một hợp đồng kinh tế và nó liên tục cập nhật. Chính vì vậy trong dự Luật chứng khoán sửa đổi có bổ sung thêm một số hành vi vi phạm và một số biện pháp để xử lý việc này.
Bên cạnh đó, tất cả mọi thông tin từ phát hành đến tổ chức giao dịch, quản lý đều phải kịp thời và minh bạch. Chính vì vậy, dự Luật chứng khoán sửa đổi đã bổ sung thêm nhiều hành vi cấm, nếu xảy ra vi phạm sẽ bị phạt, cụ thể như đình chỉ hoạt động, đình chỉ giao dịch trong tạm thời hoặc trong thời gian dài; rút giấy phép, rút giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động của các tổ chức cá nhân; cấm chào bán chứng khoán trong một số trường hợp; cấm đảm nhiệm một số chức vụ trong các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ để đảm bảo mục tiêu cuối cùng tất cả các sản phẩm giao dịch đều chính xác, an toàn, thông tin giao dịch minh bạch nhanh nhất, tiệm cận nhanh nhất cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý để đảm bảo thị trường an toàn và bình đẳng.
- Theo ông, cần nâng cao vị thế của UBCK như thế nào?
Trong thời gian tới, tôi cho rằng chúng ta rất cần phải nâng cao vị thế cho UBCK để đảm bảo có đủ điều kiện, đủ quyền lực và đủ trách nhiệm để thực thi hoạt động quản lý, nhằm tạo ra môi trường hoạt động, môi trường kinh doanh một cách minh bạch, ổn định cho cả nhà đầu tư cũng như các công ty quản lý cả trong nước và ngoài nước.
Vì vậy, cần bổ sung thêm một số quyền hạn cho UBCK. Thứ nhất, được quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các cuộc thanh tra của UBCK Nhà nước. Thứ hai, được quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp cho UBCK các giao dịch của khách hàng có liên quan đến hành vi vi phạm. Thứ ba, được quyền yêu cầu các tổ chức viễn thông cung cấp cho UBCK những thông tin giao dịch qua hệ thống điện thoại để có thể truy cứu và cập nhật những giao dịch ngầm trên TTCK nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và minh bạch cho các tổ chức đầu tư. Cuối cùng là mô hình tổ chức, tôi cho rằng đây là một vấn đề rất quan trọng bởi một tổ chức mà được tổ chức khoa học, đủ quyền lực, chắc chắn hoạt động rất hiệu quả.
Theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 18, hiện nay Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đang được Quốc hội giao nhiệm vụ thẩm tra dự Luật chứng khoán sửa đổi, nên cũng đang rất cân nhắc về mô hình tổ chức của UBCK.
Có hai luồng ý kiến đưa ra: Thứ nhất là UBCK trực thuộc Chính phủ như đã từng có từ năm 2006 đến 2010, thời gian đó hoạt động cũng rất hiệu quả nhưng sau cuộc cải cách hành chính thì chúng ta lại đưa UBCK trực thuộc Bộ Tài chính. Hiện nay, UBCK hoạt động cũng có hiệu quả nhưng để UBCK trở thành cơ quan hoạt động khách quan, độc lập thì rõ ràng cần phải xem xét và đánh giá lại một cách thấu đáo.
Chúng ta cần có một UBCK đủ quyền năng, đủ quyền lực, đủ độc lập để tạo ra một môi trường hoạt động nhằm thu hút nguồn vốn một cách bền vững trên thị trường vốn, và không chỉ thu hút nguồn vốn trong nước mà cả nguồn vốn nước ngoài. Đối với Việt Nam, điều này cực kỳ quan trọng để thay thế nguồn vốn tín dụng hiện nay đang bị hạn hẹp.
Trên thế giới hiện nay có 128 tổ chức Ủy ban chứng khoán thì chỉ có 7 tổ chức thuộc Bộ tài chính, 128 tổ chức không trực thuộc Bộ Tài chính, và dù có trực thuộc hay không trực thuộc thì UBCK đều hoạt động độc lập theo luật pháp để đảm bảo minh bạch, không bị chi phối bởi các mệnh lệnh hành chính. Đó là một yêu cầu rất quan trọng.
Thứ hai, UBCK có quyền quản lý toàn diện, trực tiếp đối với các tổ chức hoạt động trên TTCK, như sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký và bù trừ chứng khoán, quản lý toàn diện từ nhân sự, ngân sách và tổ chức hoạt động; có quyền xử lý trực tiếp những trường hợp vi phạm trên TTCK, như tạm ngừng, tạm đình chỉ, hoặc cho khôi phục trở lại hoạt động....
Chính vì vậy, sau khi cân nhắc nhiều khía cạnh, cũng như qua việc tổ chức nhiều hội thảo, đa số thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và các chuyên gia đều cho rằng UBCK Nhà nước trực thuộc Chính phủ có nhiều lợi thế hơn, đặc biệt đối với thị trường tài chính của Việt Nam trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!