Tách Ủy ban Chứng khoán ra khỏi Bộ Tài chính là phù hợp với yêu cầu thực tế

Huyền Trang 19/04/2019 15:51

Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực khẳng định, đã đến lúc tách riêng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thành một cơ quan độc lập.

Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), trong đó có nhiều thay đổi lớn, nếu được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán và công ty kiểm toán.

Đáng chú ý, Điều 8 dự thảo luật vẫn quy định Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) là cơ quan thuộc Bộ Tài chính. Quy định này ngay lập tức tạo nên nhiều tranh cãi trong dư luận.

Có thể bạn quan tâm

  • Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi: Tách riêng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước?

    05:56, 03/04/2019

  • Dự thảo Luật chứng khoán (sửa đổi): Trăn trở việc mở rộng người có liên quan

    11:01, 02/12/2018

  • VCCI: Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi vẫn tập trung nhiều vào tiền kiểm

    06:30, 30/11/2018

Phù hợp với yêu cầu thực tế

Ủng hộ đề xuất tách UBCK thành cơ quan độc lập, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực khẳng định: “Nếu mà làm được bây giờ thì tuyệt vời dù sẽ phải thay đổi rất nhiều nội dung trong luật”.

“Tôi ủng hộ đề xuất này với 3 lý do: Một là theo thông lệ quốc tế, khá ít nước UBCKNN thuộc Bộ Tài chính vì như thế rất chung chiêng. UBCKNN cần phải được cấp phép, thu hồi phép và quyết định về mặt tổ chức nhân sự, dự toán ngân sách…cho đơn vị mình.

Thứ hai là chúng ta đang muốn bớt đi khâu trung gian. Nếu giữ nguyên cũng chả sao cả nhưng trung gian nhiều quá nhất là sắp tới chúng ta theo mô hình mới.

Cuối cùng, tách ra là phù hợp với yêu cầu công việc hiện nay và sắp tới. Hiện có khá nhiều vụ việc xảy ra trên sàn chứng khoán, nếu không tăng tính độc lập cho UBCKNN thì việc phạt, xử lý các quyết định của chúng ta sẽ rất chậm trễ. Chưa kể quy mô thị trường đang ngày càng lớn hơn, các hoạt động cũng phức tạp hơn…”, ông Lực phân tích.

Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), trong đó có nhiều thay đổi lớn, nếu được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư

Bộ Tài chính đang xây dựng Dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), trong đó có nhiều thay đổi lớn, nếu được áp dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư

Giảm bớt đầu mối trung gian

Ủng hộ đề xuất này, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu khẳng định: việc tách UBCK độc lập sẽ giảm bớt được đầu mối trung gian. Hiện có nhiều vụ việc xảy ra trên sàn chứng khoán, quy mô thị trường lớn, nếu không có đủ thẩm quyền, UBCK sẽ chậm trễ trong xử lý, ảnh hưởng đến kênh thu hút vốn cho nền kinh tế…

Bà Vũ Thị Kim Liên cho rằng nếu cứ gộp UBCKNN vào Bộ thì tốc độ ban hành văn bản rất chậm, hiệu lực quản lý kém. Ngay cả việc thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm…cũng phải báo cáo mới được làm thì không có hiệu quả như mong muốn.

“Do đó, tôi cho rằng khi thị trường đã phát triển đến quy mô như hiện tại và sau này thì chắc chắn nếu giữ nguyên sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Vì lợi ích chung của nền kinh tế và để thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta nên tách UBCKNN ra thành cơ quan độc lập theo đúng chuẩn mực quốc tế bởi trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, hiệu lực quản lý rất quan trọng”, bà Kim Liên khẳng định.

Còn ông Vũ Bằng, Nguyên Chủ tịch UBCKNN thừa nhận quá trình nhập vào Bộ là rất tốt trong giai đoạn đó. Bộ đã hỗ trợ Ủy ban về cả cơ sở vật chất, tài chính, thuế… giúp thị trường có bước phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Bằng cho hay Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) từng không cho UBCKNN kí biên bản ghi nhớ đa phương do không đáp ứng đủ điều kiện.

Thậm chí thời kì đó họ nói nếu đến cuối năm Ủy ban không đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ cho vào danh sách đen. Trong tương lai quy mô TTCK sẽ rất lớn. Nếu mở rộng thị trường thì khả năng huy động vốn sẽ tốt hơn vì ngân hàng bắt đầu thắt vốn dài hạn vào bất động sản. Vì vậy, chúng ta cần củng cố vai trò của cơ quan quản lý.

"Về dài hạn phải tách ra, nhưng vào thời điểm nào cần cân nhắc. Trước mắt nên tăng tính chủ động, thẩm quyền quản lý, giám sát của UBCKNN và tốt nhất nên cụ thể hóa trong Luật”, ông Bằng nói thêm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tách Ủy ban Chứng khoán ra khỏi Bộ Tài chính là phù hợp với yêu cầu thực tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO