Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp tăng?

HÀ ANH 06/06/2021 11:00

Việc các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn trung- dài hạn có nguy cơ đẩy lãi suất trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh.

Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tháng 5 là tháng thứ 2 liên tiếp nhóm TCTD đứng đầu danh sách về giá trị phát hành trái phiếu với gần 11.513 tỷ đồng, chiếm 42,54%.

 Cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp phát hành theo ngành.p/Nguồn: VnResearch, HNX

Cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp phát hành theo ngành. Nguồn: VnResearch, HNX

Ngân hàng ồ ạt phát hành trái phiếu

Phát hành trái phiếu của các ngân hàng khá trầm lắng trong quý 1/2021. Nhưng diễn biến này đảo ngược ngay khi bước vào quý 2. Chẳng hạn, TPBank vừa phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm với lãi suất chỉ 3,8%/năm. Hay như SHB cũng vừa phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm với lãi suất cố định 3,8%/năm...

Theo một chuyên gia tài chính, việc các nhà băng đẩy mạnh phát hành trái phiếu một mặt để bổ sung nguồn vốn cấp 2 nhằm đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính; mặt khác để hút thêm nguồn vốn trung- dài hạn, vì tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung hạn của các nhà băng sẽ giảm từ 40% xuống còn 37% kể từ ngày 1/10 sắp tới.

Việc các ngân hàng đẩy mạnh huy động trái phiếu sẽ góp phần làm tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn trung-dài hạn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên với một bộ phận doanh nghiệp đang có nhu cầu phát hành trái phiếu, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) thì đây là một nỗi lo lớn.

Cuộc đua hút vốn

Sở dĩ như vậy là bởi NHNN đang có chủ trương siết chặt tín dụng BĐS để phòng ngừa rủi ro. Vì lẽ đó, phát hành trái phiếu đang được xem là một kênh vốn chủ đạo của các doanh nghiệp BĐS. Tuy nhiên, việc các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu cũng đồng nghĩa các doanh nghiệp sẽ chịu áp lực cạnh tranh lớn trong việc thu hút nguồn vốn này.

Đáng quan ngại hơn, với uy tín thương hiệu, cộng thêm hiệu quả kinh doanh ấn tượng, nên dù có lãi suất khá thấp, song trái phiếu ngân hàng vẫn được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Hệ quả là để cạnh tranh, các doanh nghiệp phải đẩy lãi suất trái phiếu lên cao gấp nhiều lần so với các nhà băng.

Theo SSI, lãi suất bình quân của trái phiếu BĐS đã nhích tăng 14 điểm cơ bản so với quý 4/2020, lên 10,41%/năm- mức cao nhất thị trường, trong khi trái phiếu nhóm ngân hàng có lãi suất bình quân thấp nhất, chỉ 4,67%/năm. “Các doanh nghiệp BĐS vẫn là tổ chức phát hành lớn nhất và lãi suất phát hành có thể tiếp tục tăng cao hơn”, SSI nhận định.

Có thể bạn quan tâm

  • Sẽ siết dòng tiền vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?

    Sẽ siết dòng tiền vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản?

    05:30, 11/05/2021

  • Ngân hàng đã đầu tư khủng vào trái phiếu doanh nghiệp năm 2020

    Ngân hàng đã đầu tư khủng vào trái phiếu doanh nghiệp năm 2020

    05:50, 05/03/2021

  • Thận trọng trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao

    Thận trọng trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao

    16:15, 04/03/2021

  • Trái phiếu doanh nghiệp sẽ “hạ nhiệt”?

    Trái phiếu doanh nghiệp sẽ “hạ nhiệt”?

    16:01, 03/03/2021

HÀ ANH