30 năm thu hút FDI: 80% được và 20% mất

GS. TSKH Nguyễn Mại 29/09/2018 05:59

Tác động của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế đó là: 80% là tốt, 20% là những tồn tại, mà theo các nhà phân tích đó chính là kết quả tất yếu của quá trình phát triển của nền kinh tế.

Cùng nhìn nhìn lại phần nào bức tranh thu hút FDI sau 30 năm, Diễn đàn Doanh nghiệp xin giới thiệu bài viết của GS. TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE) liên quan đến câu chuyện này.

GS. TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE)

GS. TSKH Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE)

Trong giai đoạn đầu thu hút FDI, do “áp lực” thiếu trong các lĩnh vực như điện, điện năng và lao động Việt Nam đã “châm chước” nhập khẩu công nghệ cũ. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay, không có chuyện doanh nghiệp FDI nhập khẩu thiết bị cũ, kể cả trong các ngành có thâm hụt lao động như dệt may, da giày....

Doanh nghiệp nội vươn ra thị trường ngoại 

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, với mức thu nhập trung bình thấp. Xét trên bình diện về công nghệ, Việt Nam đang theo sau nhiều nước trên thế giới. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam rất cần du nhập công nghệ từ nước ngoài.

Theo đó, có nhiều cách để Việt Nam du nhập công nghệ từ nước ngoài. Trước tiên, có thể kể đến cách nhiều nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc đã áp dụng trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá, đó là cải tiến công nghệ từ nước ngoài để phù hợp với tình hình trong nước – đây là nguồn chuyển giao công nghệ mà nhiều nước trên thế giới đã thành công và Việt Nam cũng đang coi trong nguồn này. Trong đó, phải kể đến nguồn chuyển giao công nghệ thông qua khu vực doanh nghiệp FDI.

Có thể chia ra thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu tính từ khi Việt Nam mở cửa thu hút FDI đến năm 2000, đây là giai đoạn có tới 80% doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức liên doanh. Khi liên doanh hợp tác, hai bên thành lập doanh nghiệp chung và chia sẻ mọi thứ, trong đó có công nghệ, thông qua một hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa công ty mẹ ở nước ngoài và cho công ty con ở trong nước.

Chính vì vậy, trong thời gian này, thông qua hợp tác liên doanh, những tác động tích cực từ khu vực doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước đã ghi nhận những thành công đáng kể. Điển hình phải kể đến như Petro VietNam đã tiếp thu được nhiều công nghệ thăm dò dầu khí hiện đại nhất trên thế giới. Không chỉ thành công trong áp dụng vào khai thác ở thềm lục địa Việt Nam, doanh nghiệp này còn thành công khi vươn ra thị trường thế giới.

Ngoài ra cũng phải kể đến “trái ngọt” liên doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Nhờ có áp dụng thành công fintech, nhiều ngân hàng Việt Nam đã trở thành những ông lớn trong ngành ngân hàng của khu vực.

Chính vì vậy, đây là thời kỳ chuyển giao công nghệ thành công giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường bán lẻ Việt: Doanh nghiệp ngoại sẽ sớm chia xong thị phần?

    Thị trường bán lẻ Việt: Doanh nghiệp ngoại sẽ sớm chia xong thị phần?

    11:01, 27/09/2018

  • Dòng vốn FDI từ Nhật đang “đổi hướng” như thế nào?

    Dòng vốn FDI từ Nhật đang “đổi hướng” như thế nào?

    21:14, 27/08/2018

  • Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: M&A mở ra cơ hội thu hút vốn FDI, FII

    Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: M&A mở ra cơ hội thu hút vốn FDI, FII

    13:43, 08/08/2018

  • Nguy cơ từ hợp tác với doanh nghiệp FDI trong đầu tư sản xuất giấy tái chế

    Nguy cơ từ hợp tác với doanh nghiệp FDI trong đầu tư sản xuất giấy tái chế

    05:50, 07/08/2018

  • Đích ngắm mới trong thu hút FDI (Kỳ II): Bốn chiến lược cốt lõi thu hút FDI thế hệ mới

    Đích ngắm mới trong thu hút FDI (Kỳ II): Bốn chiến lược cốt lõi thu hút FDI thế hệ mới

    05:12, 29/07/2018

  • Thu hút FDI 7 tháng đầu năm ghi nhận hơn 3000 lượt góp vốn, mua cổ phần

    Thu hút FDI 7 tháng đầu năm ghi nhận hơn 3000 lượt góp vốn, mua cổ phần

    03:31, 28/07/2018

  • "Đặc trị" doanh nghiệp FDI liên tục báo lỗ để "đục nước béo cò"

    05:28, 24/07/2018

  • Khi doanh nghiệp FDI “ăn không” những khoản chi phí khổng lồ

    Khi doanh nghiệp FDI “ăn không” những khoản chi phí khổng lồ

    06:00, 23/07/2018

Chấp nhận vì sức ép

Tuy nhiên, ở giai đoạn thứ 2, từ năm 2001 đến nay, doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu thông qua hình thức 100% vốn trực tiếp. Vì vậy, hình thức chuyển giao công nghệ đã thay đổi và không còn như cũ, thay vào đó là chuyển giao công nghệ thông qua hợp tác trong chuỗi cung ứng, giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất.

Theo đó, những tác động từ khu vực FDI có thể coi là không thành công như mong muốn của Việt Nam. Ví dụ, trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô xe máy, mặc dù Việt Nam được biết đến là một trong những nước sản xuất xe máy nhiều nhất thế giới, với công suất lên tới 3,5-4 triệu chiếc xe máy/năm. Tuy nhiên, phần lớn nhà cung cấp công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chỉ làm ở những khâu đơn giản, ví dụ như sản xuất nhựa, xích, líp, vỏ lốp, săm... còn lại, động cơ thì là do doanh nghiệp bên ngoài sản xuất.

Ví dụ như Honda là hãng sản xuất lớn, trong 100 nhà cung cấp của Honda thì chỉ có 20 doanh nghiệp nội và 80 doanh nghiệp là nhà cung cấp nước ngoài. Mặc dù, Honda đã tham gia vào thị trường Việt Nam tính đến nay đã được khoảng 20 năm. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp khác cũng phát triển “chậm chạp” nhất là ngành công nghiệp sản xuất ô tô.

Chính vì vậy, thách thức trong chuyển giao công nghệ khi đầu tư vốn 100% nước ngoài đang trở thành xu hướng thay vì liên doanh như trước đây, đặc biệt là trong bối cảnh, Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững. Vì vậy, Việt Nam phải thay đổi cách tiếp cận trong chuyển giao công nghệ.

Trước tiên phải thay đổi cách tiếp cận trong nghiên cứu. Bởi hiện nay việc đánh giá mức độ công nghệ của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam là chưa khách quan. Khi đánh giá trình độ công nghệ, nên xét trên từng ngành, lĩnh vực cụ thể, ví dụ như công nghệ của ngành dầu khí, điện tử, chế biến, chế tạo so với thế giới là như thế nào? Thay vì so sánh mức độ công nghệ chung của cả nền kinh tế.

Theo đó, công nghệ của doanh nghiệp FDI không phải là công nghệ thấp. Trong thời kỳ đầu khi Việt Nam thu hút FDI với lợi thế là nguồn lao động giá rẻ, để giải quyết việc làm trong các ngành thâm hụt lao động ví dụ như dệt may, da giày... nên khi đó Việt Nam cho phép nhập khẩu máy móc cũ.

Bên cạnh đó, để giải quyết việc thiếu điện vào những năm 90 Viêt Nam đã cho nhập toàn bộ máy móc cũ từ Hong Kong (Trung Quốc) sang nhà máy sản xuất điện Hiệp Phước tại TP. HCM để sản xuất điện. Hay như câu chuyện của xí nghiệp dệt Phong Phú tại TP. Việt Trì, Phú Thọ khi đang bên bờ vực phá sản, Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư Hàn Quốc mang toàn bộ máy móc thiết bị cũ của Hàn Quốc sang để sản xuất tại Việt Nam, với điều kiện là doanh nghiệp Hàn Quốc sản xuất và xuất khẩu toàn bộ, cũng như chịu trách nhiệm về chất lượng, và an toàn lao động. Việt Nam đồng ý và dự án này thực hiện thành công.

Như vậy, có thể thấy những quyết định như vừa nêu rất đúng đắn vào thời điểm đó. Mặc dù những công nghệ đó đã cũ, tuy nhiên nếu Việt Nam không làm như vậy, dự án đắp chiếu vẫn đắp chiếu và Việt Nam cũng không có điện để phục vụ sinh hoạt và sản xuất, bởi đó là giai đoạn Việt Nam rất thiếu điện. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa, trong giai đoạn đầu thu hút FDI, Việt Nam không coi trọng yếu tố công nghệ mà tuỳ vào từng lĩnh vực mà ở đó Việt Nam có những yêu cầu khác nhau, để đảm bảo hài hoà về áp lực “thiếu” rất nhiều về điện điện năng và giải quyết việc làm, khi đó Việt Nam có “châm trước”.

Tuy nhiên sau này những dự án dầu tư từ năm 2002 đến nay không có chuyện nhập khẩu thiết bị cũ kể cả ở trong ngành dệt may, da giày.

GS. TSKH Nguyễn Mại