9 tỉnh Bắc Trung Bộ và phía Bắc thúc đẩy liên kết vùng với TP. Hồ Chí Minh

NGỌC THÁI 25/03/2023 14:59

Nhiều sản phẩm đặc trưng của địa phương đã có mặt tại thị trường TP. Hồ Chí Minh mở ra hướng hợp tác đầu tư mọi mặt cho nhiều tỉnh, thành Bắc Trung Bộ và phía Bắc.

Lãnh đạo 9 tỉnh Bắc Trung Bộ, phía Bắc và TP.Hồ Chí Minh ký kết ký kết biên bản thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội

Lãnh đạo 9 tỉnh Bắc Trung Bộ, phía Bắc và TP.Hồ Chí Minh ký kết ký kết biên bản thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025

Qua nhiều chương trình hợp tác khác nhau, dư địa thị trường cho doanh nghiệp, hợp tác xã… của các tỉnh, thành cũng được rộng mở, đạt được nhiều kết quả khả quan thông qua hướng tương tác đa chiều trên nền tảng kinh tế số, liên kết thị trường bán buôn.

Tương tác đa chiều, thúc đẩy liên kết vùng

Ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An cho biết, các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh và 9 tỉnh Bắc Trung Bộ, phía Bắc được tổ chức tại TP Vinh vào ngày 24 và 25/3/2023 là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

>>Giải bài toán liên kết vùng

Bằng chứng có thể dễ thấy đó là các siêu thị lớn như Lotte, AEON, Central Retail, Wincomecer....ở TP.Hồ Chí Minh đã tiếp nhận các sản phẩm nông sản, thuỷ sản từ các tỉnh, thành khu vực nói trên vào tiêu thụ trong thời gian qua. Nhiều sản phẩm đặc trưng vùng miền của Bắc Trung Bộ, các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn đã định vị được vị thế của mình tại thị trường TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Ngược lại, cũng qua nhiều chương trình hợp tác đầu tư, phát triển, các tập đoạn kinh tế lớn đến từ TP.Hồ Chí Minh đã mở rộng dư địa sản xuất kinh doanh ra các tỉnh Bắc Trung Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc trong những năm qua.

>>Liên kết Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Vẫn thiếu một “nhạc trưởng”

Thông qua đó, việc kết nối giao thương qua các hệ thống phân phối hàng hóa với các nhà cung ứng hàng hóa của 9 tỉnh, thành, thuộc 3 vùng liên kết hết sức thiết thực và ý nghĩa đối với đời sông kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Thông qua nhiều chương trình hợp tác cũng trở thành cơ hội lớn để các doanh nghiệp tìm hiểu, kết nối đi đến hợp tác, đồng hành cùng phát triển vì mục tiêu phát triển sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và nền kinh tế.

Hợp tác đa phương, toàn diện cũng trở thành cơ hội để các tỉnh Bắc Trung Bộ và phía Bắc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của vùng miền vào TP.Hồ Chí Minh

Hợp tác đa phương, toàn diện cũng trở thành cơ hội để các tỉnh Bắc Trung Bộ và phía Bắc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của vùng miền vào TP.Hồ Chí Minh

Không chỉ vậy, các tỉnh Bắc Trung Bộ và phía Bắc còn cung cấp cho TP.Hồ Chí Minh một lực lượng lớn nguồn lao động vào làm việc tại các khu chế xuất, KCN…

Ông Võ Văn Hoan – Phó chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh cũng cho rằng, thành phố luôn trân trọng sự hợp tác tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi giữa các bên, phù hợp với thế mạnh, đặc thù, tiềm năng của từng địa phương. Qua việc liên kết vùng, TP.Hồ Chí Minh là địa phương được tiếp nhận và thụ hưởng nhiều nhất các kết quả, mở ra nhiều không gian, hình thành nhiều ý tưởng đổi mới sáng tạo, nhiều mô hình phát triển mới.

Đây cũng là chương trình hành động để cụ thể hoá các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng, phát huy tiềm năng, lợi thế của các bên. Thông qua đó, TP.Hồ Chí Minh đã chủ động xây dựng bản thoả thuận hợp tác phát triển đa phương, song phương với các địa phương trên nhiều lĩnh vực…

Chuyển hoá tiềm năng, lợi thế thành giá trị cụ thể

Cũng tại Hội nghị kết nối giao thương giữa các tập đoàn, doanh nghiệp phân phối hàng hóa TP.Hồ Chí Minh với nhà sản xuất các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ, Trung du - miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng, ông Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh cũng khẳng định, sự phát triển của TP.Hồ Chí Minh luôn luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên cả nước, trong đó, có 9 tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

>>“Sợi dây” liên kết vùng và trách nhiệm “nhạc trưởng”

TP Hồ Chí Minh cũng quan tâm các hoạt động thúc đẩy kết nối cung - cầu, xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa và đây là một trong những nội dung hợp tác giữa TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

“Các doanh nghiệp phải nhìn thẳng vào khó khăn không phải để nản lòng mà để đương đầu, nỗ lực lớn hơn trên con đường chinh phục thị trường, đưa tâm huyết chính mình đến tận tay người tiêu dùng. Vì vậy, hệ thống phân phối phải chuyển tải tín hiệu thị trường để các nhà sản xuất đổi mới tư duy, chuyển từ sản xuất sản phẩm mình có sang sản xuất sản phẩm thị trường cần” – ông Võ Văn Hoan chia sẻ.

Trong những năm, thị trường nguồn lao động của các tỉnh Bắc Trung Bộ đã cung cấp một nguồn lớn nguồn lao động choTP.Hồ Chí Minh cũng là

Trong những năm, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã cung cấp một nguồn lớn nguồn lao động cho TP.Hồ Chí Minh vào làm việc tại nhiều KCN, khu chế xuất...

Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh cũng cho rằng, để tạo ra các chuỗi giá trị phát triển bền vững, các địa phương cũng cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có giải pháp ứng dụng khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối cung - cầu, xúc tiến thương mại tại các thị trường, đặc biệt là thị trường TP.Hồ Chí Minh cũng cần được quan tâm.

Đặc biệt, vấn đề chủ động nắm bắt xu hướng tiêu dùng, nhu cầu thị trường để chia sẻ với các địa phương và đẩy mạnh kết nối theo chuyên đề, theo thị trường cũng cần phải được quan tâm, triển khai thực hiện đồng bộ.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị này, vào sáng 25/3, TP.Hồ Chí Minh và 9 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ - Trung du miền núi Phía Bắc - Đồng bằng Sông Hồng đã ký kết biên bản thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025. Một số lĩnh vực trọng tâm mà các tỉnh, thành hướng đến để hợp tác như: Đầu tư; Nông nghiệp; Du lịch – văn hoá; Công thương; Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Chuyển đổi số; Giáo dục, đào tạo và Y tế.

Qua các chương trình, lĩnh vực hợp tác, hội nghị cũng xác định mục tiêu phải chuyển hoá tiềm năng, lợi thế, của các bên thành giá trị cụ thể, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của mỗi bên và khu vực. Trong đó, vấn đề tạo cầu nối cho doanh nghiệp các bên liên kết, hợp tác với nhau trên nền tảng hợp tác toàn diện và song phương để nâng cao đời sống thu nhập cho người dân…

Có thể bạn quan tâm

  • Vì sao 83 hồ sơ dự án ở Nghệ An bị “ách tắc”?

    Vì sao 83 hồ sơ dự án ở Nghệ An bị “ách tắc”?

    00:06, 24/03/2023

  • Nghệ An “bế tắc” với phương án xử lý nợ bảo hiểm “khủng” của một doanh nghiệp?

    Nghệ An “bế tắc” với phương án xử lý nợ bảo hiểm “khủng” của một doanh nghiệp?

    15:00, 22/03/2023

  • Nghệ An: Khắc phục sụt lún tại Quỳ Hợp, trách nhiệm không chỉ riêng doanh nghiệp

    Nghệ An: Khắc phục sụt lún tại Quỳ Hợp, trách nhiệm không chỉ riêng doanh nghiệp

    00:06, 16/03/2023

  • Nhiều mỏ cát ở Nghệ An “phá nát” quy định cho phép – Bài 2: Khó kiểm soát?

    Nhiều mỏ cát ở Nghệ An “phá nát” quy định cho phép – Bài 2: Khó kiểm soát?

    00:30, 15/03/2023

NGỌC THÁI