Thấy gì từ chính sách “giải cứu” bất động sản tại Trung Quốc?

PHƯƠNG UYÊN 16/11/2022 10:36

Trung Quốc vừa ban hành gói chính sách nới lỏng sâu rộng đối với lĩnh vực bất động sản bao gồm 16 điểm. Điểm đáng chú ý nhất là cho phép giãn nợ, gia hạn thời gian vay bất động sản.

>>> Hiểu đúng về 16 điểm chính sách “giải cứu” bất động sản Trung Quốc

Theo hãng tin Bloomberg, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) cùng đưa ra một thông báo tới các tổ chức tài chính, công bố kế hoạch đảm bảo “sự phát triển ổn định và lành mạnh” của lĩnh vực bất động sản.

Công nhân làm việc tại công trường xây dựng Trung tâm Greenland Vũ Hán, một tòa nhà chọc trời cao 636 m ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Công nhân làm việc tại công trường xây dựng Trung tâm Greenland Vũ Hán, một tòa nhà chọc trời cao 636 m ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: AFP.

Không giống các biện pháp “nhỏ giọt” trước đó, gói giải cứu mới nhất bao gồm 16 biện pháp, từ giải quyết khủng hoảng thanh khoản mà các công ty phát triển bất động sản phải đối mặt, cho đến nới lỏng yêu cầu thanh toán đối với người mua nhà trả góp.

Một trong những giải pháp của kế hoạch giải cứu là các khoản vay ngân hàng chưa thanh toán của nhà đầu tư và các khoản vay tín chấp đến hạn trong vòng 6 tháng tới có thể được gia hạn thêm một năm, trong khi việc trả nợ trái phiếu của họ cũng có thể được gia hạn hoặc hoán đổi thông qua đàm phán giữa tổ chức phát hành và trái chủ.

Cùng với 20 biện pháp nới lỏng chiến lược “zero Covid” được công bố vào cuối tuần qua, đây có thể được xem là tín hiệu mạnh nhất cho đến nay cho thấy Trung Quốc đang chuyển sự chú ý vào việc giải cứu nền kinh tế đang trì trệ.

Trong vài tháng qua, các nhà chức trách ở Trung Quốc đã tìm cách xoa dịu khủng hoảng ngành bất động sản bằng nhiều động thái như cắt giảm lãi suất, thúc giục các ngân hàng lớn mở rộng khoản vay 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (140 tỷ USD) trong những tháng cuối năm và cung cấp các khoản vay đặc biệt thông qua các ngân hàng chính sách để đảm bảo các dự án bất động sản được bàn giao cho khách hàng đã mua.

>>>Tạo điều kiện cho thị trường bất động sản hoạt động thông suốt

Trung Quốc cũng mở rộng một chương trình hỗ trợ tài chính cho các công ty tư nhân bao gồm các công ty bất động sản lên khoảng 250 tỷ nhân dân tệ trong tuần này, một động thái có thể giúp các nhà phát triển bất động sản bán được nhiều trái phiếu hơn và giảm bớt khó khăn về thanh khoản của công ty. 

Một trong những thay đổi chính sách lớn nhất trong thông báo mới nhất là cho phép "nới lỏng tạm thời các hạn chế" đối với việc cho vay của ngân hàng đối với các công ty bất động sản.

Ngoài ra, hiện, cơ quan quản lý khuyến khích các ngân hàng đàm phán với người mua nhà về việc gia hạn trả nợ thế chấp, nhấn mạnh không ảnh hưởng điểm tín dụng của người vay. Cách làm này có thể giảm nguy cơ bất ổn xã hội. Bởi những người mua nhà không được bàn giao nhà đúng hạn đã không thanh toán các khoản vay hồi tháng 7. 

Yan Yuejin, Giám đốc nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và phát triển E-house Trung Quốc bình luận: “Đó là sự xoay trục quan trọng”. Biện pháp nói trên sẽ giúp các ngân hàng thương mại “dễ thở” hơn và cho phép họ cung cấp các khoản vay mới.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Ủy ban quản lý bảo hiểm và ngân hàng Trung Quốc (CBIRC) khuyến khích ngân hàng đàm phán với người mua nhà về việc gia hạn trả nợ vay thế chấp và nhấn mạnh rằng điểm tín dụng của người mua nhà sẽ được bảo vệ. Điều đó có thể giúp giảm nguy cơ bất ổn xã hội sau khi nhiều người mua nhà tham gia cuộc tẩy chay thanh toán vay thế chấp kể từ tháng 7 để phản đối các dự án bị đình trệ.

>>Bất động sản nguy cơ đóng băng, doanh nghiệp "vượt sóng" cách nào?

PBoC và CBIRC ủng hộ các chính quyền địa phương thiết lập ngưỡng tiền cọc và mức sàn lãi suất vay thế chấp đối với người mua nhà phù hợp với nhu cầu nhà ở cơ bản. Các ngân hàng cũng được khuyến khích huy động vốn để mua lại các dự án chưa hoàn thành và chuyển chúng thành dự án nhà ở giá rẻ.

Ông Nguyễn Minh Tuấn - CEO AFA Capital cho rằng: Những giải pháp của Trung Quốc đang đi rất sâu, không chỉ vào bất động sản nói chung mà cụ thể đến từng phân khúc, đồng thời họ cũng lựa chọn ra các giải pháp áp dụng với các công ty quản trị tốt.

"Ví dụ bất động sản để ở hay bất động sản cho thuê, còn những yếu tố mang tính chất đầu cơ thì không được nhắc đến, nhưng nếu phục vụ đúng nhu cầu thì sẽ nắn dòng vốn, khơi thông dòng vốn, tạo cơ chế để có dòng vốn mới chảy vào bất động sản mang lại hiệu quả ngay" - ông Tuấn bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp bất động sản tự

    Doanh nghiệp bất động sản tự "giải cứu": Chiết khấu sâu, giảm giá nhà

    01:00, 11/11/2022

  • Giải pháp vốn an toàn cho doanh nghiệp bất động sản

    Giải pháp vốn an toàn cho doanh nghiệp bất động sản

    11:30, 10/11/2022

  • Doanh nghiệp bất động sản lao đao vì “khát vốn

    Doanh nghiệp bất động sản lao đao vì “khát vốn"

    03:00, 10/11/2022

  • Doanh nghiệp bất động sản cần “hy sinh” dự án để thu gọn tài chính

    Doanh nghiệp bất động sản cần “hy sinh” dự án để thu gọn tài chính

    03:00, 09/11/2022

  • HoREA đề nghị tháo gỡ 6 vấn đề giảm rủi ro cho doanh nghiệp bất động sản

    HoREA đề nghị tháo gỡ 6 vấn đề giảm rủi ro cho doanh nghiệp bất động sản

    01:00, 09/11/2022

PHƯƠNG UYÊN