Doanh nghiệp bất động sản lao đao vì “khát vốn"

Diendandoanhnghiep.vn Khó khăn liên quan tới pháp lý và tắc nguồn vốn là hai vấn đề lớn khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn hiện nay.

>>> Doanh nghiệp bất động sản cần “hy sinh” dự án để thu gọn tài chính

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng Bộ Xây dựng đã có cuộc họp riêng với các doanh nghiệp bất động sản phía nam và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Hội nghị đã ghi nhận một số nhóm giải pháp để gỡ khó cho thị trường. Trong đó nổi lên hai vấn đề lớn cần tháo gỡ, đó là thể chế và vốn, tài chính.

oanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp có năng lực, có tín nhiệm, có dự án tốt cần tạo điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển dự án bất động sản (Ảnh: LV)

Doanh nghiệp lao đao

Là doanh nghiệp trực tiếp tham gia cuộc họp, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Lê Thành cho biết nhiều kiến nghị xoay quanh đến vấn đề vốn, tài chính. Ông Nghĩa cho biết, các doanh nghiệp kỳ vọng các vấn đề về pháp lý sẽ được tháo gỡ nhằm thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh. Trong đó, việc sửa đổi hệ thống luật cần được thúc đẩy.

Lãnh đạo một doanh nghiệp phía Nam cũng cho biết, doanh nghiệp vừa phải tạm ngừng kế hoạch đầu tư một số dự án mới vì những khó khăn liên quan đến vấn đề vốn. Theo vị này, vấn đề "đau đầu" nhất hiện nay với nhiều doanh nghiệp là "tắc" tiếp cận vốn ở nhiều kênh, cả tín dụng lẫn trái phiếu bất động sản.

Việc khó khăn trong tiếp cận tín dụng khiến tiền không có rót vào làm dự án, đồng thời cũng ảnh hưởng thanh khoản cho những sản phẩm đã hoàn thiện bởi khách hàng cũng khó tiếp cận vốn.

Chia sẻ riêng với Diễn đàn Doanh nghiệp, một lãnh đạo cho biết gần 20 năm làm doanh nghiệp ông hiếm thấy hiện tượng doanh nghiệp và thị trường "đói tiền" như hiện nay. Theo ông, về cơ bản doanh nghiệp có ba kênh để hút vốn là: Ngân hàng - chứng khoán - trái phiếu, nhưng hiện cả ba kênh đều đang kẹt cứng.

Để duy trì hoạt động, doanh nghiệp của ông đã phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động đến 50%. Thậm chí doanh nghiệp phải bán bớt tài sản, dự án, bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu.

Bộ Xây dựng cho biết các nội dung kiến nghị, giải pháp tháo gỡ từ doanh nghiệp sẽ được Bộ tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong thời gian tới.

"Dẫu biết bất động sản đã trải qua tăng trưởng nóng cần một thời gian "đóng băng" để người dân sau đó có cơ hội mua nhà giá rẻ. Nhưng bất động sản là ngành quan trọng, có tới 270 ngành phụ trợ; nổi bật như ngành thép, ngành xây dựng... Nếu ngành bất động sản tê liệt, sẽ có ảnh hưởng dây chuyền khó lường đến cả nền kinh tế" - vị doanh nghiệp này bày tỏ.

Theo đại diện Bộ Xây dựng, trong quý III năm nay, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng và trong huy động vốn qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Tiếp tục khó khăn

Qua diễn biến tình hình thị trường trong 9 tháng đầu năm 2022, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhận định thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng nếu thực hiện đồng bộ, quyết liệt, trách nhiệm các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các bộ, ngành, các địa phương, hưởng ứng tích cực của doanh nghiệp, thị trường bất động sản sẽ dần cải thiện và đi vào ổn định, hướng tới mục tiêu phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Việc khó khăn trong tiếp cận tín dụng khiến tiền không có rót vào làm dự án,

Việc khó khăn trong tiếp cận tín dụng khiến doanh nghiệp không có dòng tiền rót vào làm dự án (Ảnh: LV)

Bộ Xây dựng sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên thị trường như: khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh BĐS (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 6 năm 2023; kiểm soát cơ cấu lại tín dụng bất động sản bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro, đồng thời tiếp tục tạo điều kiện cho vay đối với lĩnh vực bất động sản theo đúng quy định pháp luật.

Đối với các doanh nghiệp có năng lực, có tín nhiệm, có dự án tốt, đáp ứng các điều kiện thì cần tạo điều kiện tiếp cận nguồn tín dụng để phát triển dự án bất động sản, góp phần tăng nguồn cung, đặc biệt là ưu tiên cho vay dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở có giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp, thu nhập trung bình.

Đồng thời kiểm soát phát hành trái phiếu, hướng dẫn thực hiện hoạt động phát hành trái phiếu, huy động vốn trên thị trường chứng khoán của các doanh nghiệp bất động sản đúng quy định, tạo điều kiện, không làm cản trở huy động vốn của các doanh nghiệp có đủ năng lực hoạt động kinh doanh tốt, hiệu quả, lành mạnh.

>>> Kiểm soát hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản

Tuy nhiên, trong phần giải trình trước Quốc hội trước đó, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho rằng trong điều kiện ưu tiên kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống thì việc mở rộng tín dụng cho thị trường bất động sản sẽ gây khó khăn cho NHNN trong việc đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ, chưa nói đến là sẽ đi ngược lại mục tiêu của chính sách tiền tệ. "Chính vì vậy, điều hành tín dụng cũng cần phải cân nhắc hết sức thận trọng" - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.

Thống đốc NHNN nhấn mạnh sự an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng rất quan trọng, trong khi đó tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. "Tín dụng đối với bất động sản thường dài hạn, cần số tiền lớn. Trong khi đó, huy động vốn của các tổ chức tín dụng thường là ngắn hạn, nên khi cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, nếu không kiểm soát tốt sẽ đối mặt với những rủi ro về thanh khoản" - bà Nguyễn Thị Hồng khẳng định và cho biết NHNN đang kiểm soát bằng các biện pháp gián tiếp và ưu tiên cấp tín dụng những khoản cho vay đối với các nhà ở phân khúc thấp.

Đại diện cho hàng trăm doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100-200 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp bất động sản lao đao vì “khát vốn" tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711630027 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711630027 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10