Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội: Chủ đầu tư "khó với"

DIỆU HOA 22/10/2023 06:00

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến nay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội chỉ mới giải ngân được 83 tỷ đồng, tức chưa đến 0,07%.

>> Lãi suất ưu đãi cho nhà ở xã hội chưa đủ hấp dẫn

Sau 6 tháng, tỷ lệ giải ngân gói 120.000 tỷ đồng chưa đạt 1%.(Ảnh: Dự án của Công ty ThuThiemGroup được ngân hàng cam kết cho vay 120.000 tỷ).

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cho đến hiện tại đã có 1.095 tỷ đồng đã ký hợp đồng vay vốn vừa gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên, hiện chỉ mới giải ngân được 83 tỷ đồng.

Gói tín dụng kém hấp dẫn

Thừa nhận những khó khăn khi giải ngân gói hỗ trợ này, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cũng nhận định nguồn vốn là một trong nhiều khó khăn, thách thức đang tồn tại với quá trình triển khai đề án xây một triệu căn nhà ở xã hội. "Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng rất quyết tâm triển khai, nhưng đến nay tỷ lệ giải ngân vẫn chưa như mong muốn", Bộ trưởng chia sẻ.

Trong khi đó, lý giải nguyên nhân này, Phó vụ trưởng Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Xuân Bắc cho rằng nguồn cung nhà ở xã hội hiện nay vẫn hạn chế, hiện chỉ có 20 trên 63 tỉnh, thành phố công bố danh mục 52 dự án đủ điều kiện vay gói tín dụng này với nhu cầu nguồn vốn khoảng 25.880 tỷ đồng.

Ông cho rằng tiến độ giải ngân chưa nhanh cũng do đề án xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội mới triển khai được nửa năm. Thực tế trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước có khởi công 9 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với quy mô khoảng 18.700 căn. Ông Bắc dự kiến tiến độ giải ngân sắp tới sẽ nhanh hơn với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ cùng các bộ, ngành và địa phương.

Bên cạnh đó, một số dự án nhà ở xã hội chưa thực sự hấp dẫn với người mua nhà bởi các yếu tố về giá thành, vị trí, quy hoạch, hạ tầng. Và các điều kiện để hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở xã hội nhiều điểm chưa phù hợp, cần điều chỉnh. Theo ông, trước khi vay được vốn để nhà băng giải ngân, người dân cần phải là đối tượng được mua nhà ở xã hội.

TS Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng thẳng thắn chỉ ra một nguyên nhân khác khiến gói 120.000 tỷ đồng vẫn "ế" là lãi suất chưa hấp dẫn. Ông nói, qua khảo sát, nhiều doanh nghiệp đang kiến nghị giảm lãi vay với chủ đầu tư xuống còn 6,5% một năm, khách mua nhà là 4,8% một năm.

>>Nhà ở xã hội cho thuê (KỲ II): Nhà nước cần trực tiếp tạo lập và sở hữu nhà ở xã hội cho thuê

Ngân hàng ủng hộ nhưng chủ đầu tư "khó với"

Trong khi đó, theo báo cáo mới đây của Sở Xây dựng TP.HCM, hầu hết các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM không đủ thành phần hồ sơ theo quy định của ngân hàng để được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Quy định ngặt nghèo khiến ngân hàng sẵn lòng cho vay nhưng chủ đầu tư lại khó tiếp cận

Theo đó, Sở Xây dựng TP.HCM đã phải có kiến nghị UBND Thành phố đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì phối họp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tháo gỡ vướng mắc triển khai thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng của Chính phủ cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư trên địa bàn TP.HCM.

Trước đó, doanh nghiệp nhà ở xã hội tại TP.HCM cũng đã có phản ánh, khi tiếp nhận hồ sơ thẩm định để đồng ý cấp tín dụng cho các chủ đầu tư, các Ngân hàng có quy định riêng về các điều kiện vay, nhằm đảm bảo thu hồi các khoản cho vay theo quy định.

Cụ thể, đối với dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và theo Luật Đất đai 2013 quy định "Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất”.

Trong khi hầu hết các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội sau khi có quyết định giao đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất chưa thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên không đủ thành phần hồ sơ để vay theo quy định của Ngân hàng.

Vì không thế dùng khu đất dự án nhà ở xã hội làm tài sản bảo đảm thế chấp để vay vốn cho chính dự án nhà ở xã hội trên đất mà phải dùng tài sàn khác để thế chấp đảm bảo khoản vay đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Theo một số chuyên gia, cần thiết lập quỹ đầu tư phát triển nhà ở xã hội để đa dạng hóa nguồn vốn cho phân khúc này. 

Có thể bạn quan tâm

  • Hải Phòng: Thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên

    Hải Phòng: Thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên

    13:06, 21/10/2023

  • Hải Phòng: Giải pháp hoàn thành chỉ tiêu 33.500 căn nhà ở xã hội vào năm 2023

    Hải Phòng: Giải pháp hoàn thành chỉ tiêu 33.500 căn nhà ở xã hội vào năm 2023

    10:14, 21/10/2023

  • Lãi suất ưu đãi cho nhà ở xã hội chưa đủ hấp dẫn

    Lãi suất ưu đãi cho nhà ở xã hội chưa đủ hấp dẫn

    04:00, 21/10/2023

  • Nhà ở xã hội cho thuê (KỲ II): Nhà nước cần trực tiếp tạo lập và sở hữu nhà ở xã hội cho thuê

    Nhà ở xã hội cho thuê (KỲ II): Nhà nước cần trực tiếp tạo lập và sở hữu nhà ở xã hội cho thuê

    13:30, 20/10/2023

DIỆU HOA