Kiểm soát hành vi thổi giá đất
Nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội cho rằng Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) sẽ kiểm soát các hành vi tiêu cực "thổi giá", bỏ cọc... đối với thị trường bất động sản.
>>Sửa Luật Kinh doanh bất động sản: Không bắt buộc giao dịch qua sàn
Trong phiên thảo luận về dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) ngày 31/10, theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhiều ý kiến cho rằng, Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) cần có những quy định rõ ràng để xử lý hành vi thao túng thị trường bất động sản, "thổi giá" nhà đất.
Góp ý vào dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) nhấn mạnh, hành vi thao túng trên thị trường bất động sản nguy hiểm không kém gì hành vi thao túng trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, thao túng trong kinh doanh bất động sản rất tinh vi, tình trạng bong bóng, giá trên trời so với thực tế.
Bên cạnh đó, việc thao túng thị trường bất động sản không chỉ thông qua việc đấu thầu bỏ giá cao, bỏ cọc mà còn dùng giá dự án này để kích giá cho dự án khác và tăng mặt bằng giá lên rất cao.
“Hành vi thao túng bất động sản, ‘thổi giá’ nhà đất diễn ra với nhiều hình thức tinh vi nhưng lại chưa có quy định cụ thể trong luật để xử lý, loại trừ triệt để, tiềm ẩn nguy cơ tạo thành ‘bong bóng’ bất động sản, rất nguy hiểm cho nền kinh tế,” đại biểu An nêu rõ.
Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) cho biết, Luật Kinh doanh Bất động sản là luật rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường bất động sản, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức. Do đó, các quy định của luật cần chặt chẽ, tránh sơ hở, phải đáp ứng yêu cầu phòng chống tham nhũng tiêu cực trong lĩnh vực này.
>>Novaland ghi nhận lãi trong Quý III, tập trung hoàn thiện các dự án trọng điểm
Theo ông Cường đề nghị, đối với giao dịch bất động sản, Nhà nước cần thực hiện chính sách bắt buộc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo thực hiện mục tiêu phòng chống tham nhũng.
Liên quan về vấn đề này, Đại biểu Trần Hồng Nguyên (Bình Thuận) cho rằng dự thảo luật cần bổ sung quy định kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tình trạng dự án nhận đặt cọc nhưng không triển khai. Thời gian vừa qua, thị trường bất động sản có nhiều diễn biến phức tạp, vẫn xuất hiện tình trạng chủ đầu tư các dự án bất động sản lợi dụng hình thức đặt cọc, hợp đồng góp vốn để huy động vốn một cách tùy tiện, gây ra nhiều rủi ro hơn cho khách hàng.
Thực tế, tình trạng thổi giá và dìm giá bất động sản là hiện tượng phổ biến trong thị trường bất động sản và xảy ra tại nhiều địa phương. Trước đó, các đại biểu Quốc hội cũng đã từng phát biểu tại một số phiên họp về những những hành vi gian lận làm lũng đoạn thị trường. Có thể kể đến như vụ đấu giá đất rất cao tại KĐT mới Thủ Thiêm (TP.HCM) với mức giá cao hơn so với giá trị của thị trường với mục đích trục lợi cá nhân.
Theo nhận định của Ủy viên Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn Lâm, vụ đấu giá đất tại Thủ Thiêm đã tạo ra tình trạng thổi giá đất lên nhiều lần, gây nguy cơ bong bóng bất động sản và có thể dẫn đến sự đổ vỡ toàn bộ thị trường.
Ông Lâm cho rằng, cần quy định mức giá tối đa, bao nhiêu lần so với số tiền đặt cọc, để ngăn chặn việc đặt cọc và sau đó rút cọc, gây ra việc thổi giá lên quá cao. Ngoài ra, để ngăn chặn tình trạng thao túng trong quá trình đấu giá, cần xem xét việc sử dụng hình thức đấu giá qua mạng.
Có thể bạn quan tâm
Giao dịch bất động sản phải qua công chứng hay sàn?
11:53, 31/10/2023
Sửa Luật Kinh doanh bất động sản: Không bắt buộc giao dịch qua sàn
11:03, 31/10/2023
Số tiền đặt cọc trong giao dịch bất động sản không vượt quá 5% giá bán, cho thuê
10:36, 31/10/2023
Giao dịch bất động sản phải thông qua công chứng, chứng thực?
05:00, 31/10/2023
Vỡ nợ bất động sản Trung Quốc và dư chấn ở châu Âu
04:30, 31/10/2023