Giao dịch bất động sản phải thông qua công chứng, chứng thực?

Diendandoanhnghiep.vn Tại khoản 3 Điều 45 dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định “việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên tự thoả thuận” là chưa rõ ràng.

>>Kết quả lấy phiếu tín nhiệm 44 chức danh tại Quốc hội

Ngày 31/10, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp).

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Phạm Văn Hoà, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, khoản 3 Điều 45 có quy định “việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên tự thoả thuận” là chưa rõ ràng.

“Nếu bên bán muốn có quyền lợi riêng cho mình thì khi ký hợp đồng, những điều khoản thường bất lợi đối với bên mua nhiều hơn, từ đó dễ phát sinh tranh chấp”, đại biểu Phạm Văn Hoà nói.

Cụ thể, tại khoản 5 Điều 61 dự thảo Luật quy định người đại diện pháp luật của sàn giao dịch bất động sản ký xác nhận giao dịch thành công vào hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và khách hàng, hợp đồng này làm căn cứ để làm các thủ tục tiếp theo theo quy định của các pháp luật có liên quan.

“Quy định như vậy đã “đánh đồng” với giá trị pháp lý công chứng, có sự chồng chéo với Luật Công chứng. Trong khi, sàn giao dịch bất động sản thiên về các dịch vụ mua bán và mang tính chất môi giới, làm cầu nối của bên mua và bên bán, thậm chí có thể là "sân sau" của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản”, đại biểu Phạm Văn Hoà nhấn mạnh.

Từ phân tích trên, đại biểu Phạm Văn Hoà đề nghị giao dịch bất động sản phải thông qua công chứng, chứng thực.

Đồng quan điểm, đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung theo hướng không công chứng, chứng thực đối với các giao dịch bất động sản mà thực hiện thông qua vai trò của sàn giao dịch có thể dẫn đến sự không thống nhất, chồng chéo và mâu thuẫn đối với Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

>>Quốc hội thông qua danh sách lấy phiếu tín nhiệm

>>Nghị quyết số 43/2022/QH15: Quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội

đại biểu Dương Khắc Mai, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông.

Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (Đắk Nông).

Theo đại biểu Dương Khắc Mai, hoạt động công chứng có vai trò rất quan trọng trong các giao dịch bất động sản. Với vai trò là bên thứ ba hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc về mặt lợi ích với các bên giao dịch, hoạt động công chứng góp phần làm cho các giao dịch bất động sản trở nên minh bạch, đúng pháp luật, bảo đảm an toàn pháp lý cho hợp đồng giao dịch, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức liên quan trong giao dịch. 

Bên cạnh đó, công chứng còn có chức năng tạo lập và cung cấp các chứng cứ cho hoạt động tài phán. Chức năng này xuất phát từ việc những thỏa thuận tình tiết sự kiện trong văn bản công chứng đã được công chứng viên xác nhận tính xác thực và tính hợp pháp theo một chủ thể, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.

“Chính vì vậy, văn bản công chứng không thể tùy tiện bị hủy bỏ mà phải tuân theo quy định của pháp luật cụ thể. Qua đó thể hiện bản chất hoạt động của công chứng là hoạt động bổ trợ tư pháp, một biện pháp bảo đảm an toàn pháp lý chứ không đơn giản chỉ là một thủ tục hành chính”, đại biểu Dương Khắc Mai bày tỏ.

Đại biểu Dương Khắc Mai chia sẻ, trong thực tiễn các hợp đồng kinh doanh bất động sản thường có giá trị rất lớn, liên quan đến quyền và lợi ích của các bên, dễ xảy ra tranh chấp và từ đó cần có một bên xác thực để đảm bảo an toàn tính pháp lý, tránh rủi ro phát sinh, phòng ngừa tranh chấp.

Luật Công chứng quy định rõ, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng, chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng giao dịch dân sự khác bằng văn bản.

Đồng thời, giá trị pháp lý của hợp đồng giao dịch được công chứng có giá trị như một chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Từ đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đại biểu đề Dương Khắc Mai nghị trong hợp đồng kinh doanh bất động sản bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Giao dịch bất động sản phải thông qua công chứng, chứng thực? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714257617 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714257617 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10