NHIỀU VƯỚNG MẮC XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG: Nợ xấu nhà đất và cuộc “tháo chạy” của các nhà băng

LÊ SÁNG 31/07/2020 11:30

Cộng hưởng hệ lụy từ COVID-19 và việc siết chính sách cho vay trung và dài hạn đã khiến cho không ít doanh nghiệp địa ốc bị “vỡ kế hoạch” kinh doanh kéo theo nguy cơ hình thành nợ xấu.

LTS: Thủ tướng Chính phủ khẳng định: COVID - 19 chính là “phép thử lớn nhất” trong tiến trình xử lý nợ xấu bởi hệ thống tín dụng không chỉ trụ vững mà phải tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi, ổn định kinh tế, góp phần vào tăng trưởng dương của Việt Nam.

BIDV chi nhánh Gia Định rao bán 65 căn hộ tại chung cư Kỷ Nguyên (The Era Town), 15B đường Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM.

BIDV chi nhánh Gia Định rao bán 65 căn hộ tại chung cư Kỷ Nguyên (The Era Town), 15B đường Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM.

Theo ghi nhận, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được cho là bên chào bán nhiều nhất các khoản nợ liên quan đến dự án nhà ở và đất nền từ cuối năm ngoái đến nay. Mới đây nhất, ngày 21/7, VietinBank thông báo đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thửa đất số 1017 và 1018, tờ bản đồ số 8 tại thôn Trung Châu Đông, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình với giá khởi điểm gần 1,3 tỷ đồng.

Cùng với VietinBank, loạt ngân hàng tên tuổi như BIDV, Techcombank, Sacombank... cũng đồng loạt thông báo rao bán bất động sản cầm cố kể từ đầu năm đến nay.

Đơn cử như ngày 21/7, BIDV rao bán đấu giá tài sản tại Cao Lãnh, Đồng Tháp với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại Cụm công nghiệp Mỹ Hiệp, xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp được UBND tỉnh Đồng Tháp cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BĐ 652169 ngày 15/11/2011 cho Công ty TNHH Thương mại DV Thiên Nhiên.

Không chỉ các ngân hàng thương mại (NHTM) lớn, nhiều NHTM cổ phần quy mô vừa và nhỏ trong thời gian gần đây cũng ồ ạt rao bán khoản nợ hoặc phát mãi các tài sản thế chấp nhằm thu hồi khoản nợ. Trên website của SCB đang rao bán trực tiếp 10 tài sản là bất động sản có giá trị thấp nhất từ vài tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng.

Liên quan đến việc thu hồi nợ của các ngân hàng, trên thực tế thời gian qua, không chỉ các bất động sản mà còn nhiều tài sản đảm bảo khác như ô tô, thiết bị điện tử... cũng bị dồn dập rao bán. Tuy nhiên, theo giám đốc khối xử lý nợ tại một ngân hàng lớn, việc thanh lý các tài sản đảm bảo bằng bất động sản trở nên khó khăn hơn nhiều do giá trị lớn, và nhiều tài sản còn vướng thủ tục pháp lý, vì vậy, dù được "đại hạ giá" nhưng vẫn vắng người mua. 

Có thể bạn quan tâm

  • NHIỀU VƯỚNG MẮC XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG: “Tiền lệ” Sacombank

    NHIỀU VƯỚNG MẮC XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG: “Tiền lệ” Sacombank

    15:30, 30/07/2020

  • NHIỀU VƯỚNG MẮC XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG: “Nhiệm vụ kép đặc thù” của hệ thống tín dụng

    NHIỀU VƯỚNG MẮC XỬ LÝ NỢ XẤU NGÂN HÀNG: “Nhiệm vụ kép đặc thù” của hệ thống tín dụng

    11:30, 30/07/2020

  • Nợ xấu ngân hàng và hàng ngàn tỷ đồng đi đâu về đâu?

    Nợ xấu ngân hàng và hàng ngàn tỷ đồng đi đâu về đâu?

    06:06, 02/07/2020

  • Trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu chưa hẳn là “của để dành”

    Trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu chưa hẳn là “của để dành”

    15:30, 19/06/2020

  • Nỗi lo gia tăng nợ xấu ngân hàng

    Nỗi lo gia tăng nợ xấu ngân hàng

    12:01, 18/06/2020

LÊ SÁNG