Cần sớm có gói hỗ trợ mới

LÊ MỸ 06/08/2020 15:30

Một gói kích thích kinh tế mới đang là điều mà các doanh nghiệp mong đợi trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh trở lại.

 Tăng trưởng tín dụng 6 tháng qua các năm. Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê

Tăng trưởng tín dụng 6 tháng qua các năm. Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục Thống kê

Một nguồn tin cho biết trong tháng 9 tới, Chính phủ dự kiến sẽ ban hành gói hỗ trợ mới này với trị giá lớn bao gồm cả tầm nhìn cho 2021.

Từ gói tín dụng 300.000 tỷ đồng

Theo NHNN, tính đến hết 6 tháng 2020, các tổ chức tín dụng (TCTD) đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng gần 260.000 khách hàng, với dư nợ xấp xỉ 180.000 tỉ đồng; miễn giảm và hạ lãi suất cho khoảng 421.000 khách hàng, với dư nợ xấp xỉ 1,3 triệu tỉ đồng. Đồng thời, cho vay mới khoảng 1,1 triệu tỉ đồng đối với gần 240.000 khách hàng với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5- 2,5%/năm so với trước dịch.

Dù vậy, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cho rằng vẫn còn tình trạng các ngân hàng ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp lớn; các doanh nghiệp có dư nợ cũ tất nhiên được khoanh nợ, giãn nợ theo quy định; và các doanh nghiệp được vay mới vẫn bị xét chuẩn tín dụng nghiêm ngặt, khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vẫn mắc kẹt ở cửa chờ tiếp cận.

Nhìn về gói hỗ trợ tương lai

Một gói hỗ trợ mới với việc gia hạn các chính sách đã có bao gồm giãn, hoãn các loại thuế, phí như thuế đất, bảo hiểm xã hội, công đoàn… đang được giới kinh doanh chờ đợi Chính phủ sẽ xem xét và nới thời hạn thậm chí qua 2021.

Về mặt tín dụng, nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ cho vay ưu đãi. “Đến hiện tại, chưa có dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp ngưng lại nhu cầu tiếp vốn tín dụng do đợt COVID-19 mới”, lãnh đạo của một nhà băng chia sẻ.

Trong quan hệ tín dụng với doanh nghiệp, nhiều TCTD đã rất linh hoạt không chỉ nhìn vào tài sản đảm bảo để cho vay doanh nghiệp, mà còn xét trên hàng hóa, tồn kho của doanh nghiệp cũng như xét lịch sử nguồn thu, dòng tiền, đầu vào và đầu ra. Trừ những doanh nghiệp “mù mờ” hồ sơ, ngân hàng mới phải đành nói “không”.

Để gói tín dụng này thực sự tuôn chảy, đối với dự thảo sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN, NHNN nên mở rộng thời gian hỗ trợ lên 6 tháng đến 1 năm kể từ khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch, thay vì quy định thời hạn cứng như trong dự thảo Thông tư này.

Có thể bạn quan tâm

  • Hỗ trợ tín dụng “chập chờn” và chưa đủ liều

    Hỗ trợ tín dụng “chập chờn” và chưa đủ liều

    11:30, 31/05/2020

  • Doanh nghiệp SMEs khó tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng vì chuẩn vay

    Doanh nghiệp SMEs khó tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng vì chuẩn vay

    14:25, 14/05/2020

  • [TIẾP SỨC KINH TẾ] Khó công bằng hỗ trợ tín dụng

    [TIẾP SỨC KINH TẾ] Khó công bằng hỗ trợ tín dụng

    11:30, 26/04/2020

  • [DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 20- 25/4] Nới room tín dụng, cơ chế hỗ trợ tín dụng đặc biệt cho SME

    [DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 20- 25/4] Nới room tín dụng, cơ chế hỗ trợ tín dụng đặc biệt cho SME

    11:30, 25/04/2020

  • [TIẾP SỨC KINH TẾ] Cần cơ chế hỗ trợ tín dụng đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

    [TIẾP SỨC KINH TẾ] Cần cơ chế hỗ trợ tín dụng đặc biệt cho các doanh nghiệp SME

    06:01, 24/04/2020

  • [eMagazine] Các gói hỗ trợ tín dụng đã kích nhưng... hoạt thế nào?

    [eMagazine] Các gói hỗ trợ tín dụng đã kích nhưng... hoạt thế nào?

    14:50, 23/04/2020

  • Các gói hỗ trợ tín dụng đã kích nhưng... hoạt thế nào?

    Các gói hỗ trợ tín dụng đã kích nhưng... hoạt thế nào?

    11:00, 23/04/2020

LÊ MỸ