Chính sách “vượt khung” cho công nghiệp hỗ trợ
Cần có hệ thống chính sách ưu đãi đặc biệt, kể cả vượt khung. Trong đó, yếu tố quyết định để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển là chính sách tín dụng phù hợp tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu đặt vấn đề cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Khu Kinh tế mở Chu Lai - Quảng Nam.
Sau gần 5 năm ban hành quyết định cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Khu Kinh tế mở Chu Lai, ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam mới khẳng định ngành công nghiệp hỗ trợ đã và đang bắt đầu hình thành tại tổ hợp cơ khi lắp ráp ô tô Trường Hải - Chu Lai với 21 nhà máy sản xuất linh kiện và phụ tùng và nhiều nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên vẫn chưa được trọn vẹn khi nhà máy sô đa Chu Lai - Một nhà máy công nghiệp hỗ trợ cho ngành kính với số vồn đầu tư 2.300 tỷ đã không mang lại hiệu quả như mong đợi khi gây ô nhiễm môi trường và buộc phải đóng cửa nhiều năm nay.
Bài học của sự nóng vội
Vết xe đổ của ngành công nghiệp hỗ trợ như nhà máy Sô đa Chu Lai là bài học khi nóng vội phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn quá non trẻ mới hình thành tại Khu kinh tế mở Chu Lai.
Có thể bạn quan tâm
"Ông lớn" ngành công nghiệp hỗ trợ thế giới mở rộng hoạt động tại Việt nam
18:48, 28/06/2018
Công nghiệp hỗ trợ và câu chuyện từ Samsung
12:00, 20/04/2018
Vĩnh Phúc "trải thảm đỏ" đón đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ
05:30, 02/04/2018
Theo các chuyên gia, bản chất của phát triển công nghiệp phụ trợ là quy mô thị trường đảm bảo hiệu quả cho nhà đầu tư. Đồng thời, chất lượng của các sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế.
Với Quảng Nam, sở dĩ Chu Lai được chọn để xây dựng thí điểm khu công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, bởi hiện tại Khu KTM Chu Lai phát triển theo mô hình khu kinh tế tổng hợp, lấy công nghiệp cơ khí làm trung tâm, kết hợp với phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, điện tử, công nghiệp có kỹ thuật cao. Chu Lai cũng đã hình thành được một hệ thống giao thông kết nối quan trọng bao gồm cảng biển, đường bộ, sân bay... đủ điều kiện phục vụ hoạt động xuất khẩu, vận chuyển sản phẩm đến các thị trường, các trung tâm tiêu thụ trong và ngoài nước...
Để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, cần có hệ thống chính sách ưu đãi đặc biệt, kể cả vượt khung.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế: Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí dựa vào các doanh nghiệp nội chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cơ khí còn rất ít.
Linh kiện, phụ tùng (kính, nội thất, dây điện, vỏ xe…) hầu hết do Trường Hải sản xuất trong nội vi nhà máy, công ty rất khó khăn khi tìm kiếm nhà cung ứng tại Quảng Nam và cả miền Trung.
Chuyển nền công nghiệp gia công sang sản xuất
Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty CP Ô tô Trường Hải, nhu cầu mở rộng thị trường và chủ động sản xuất của Trường Hải vẫn bức thiết. Vì vậy, đầu tư các nhà máy công nghiệp hỗ trợ là vô cùng cấp thiết.
Đồng thời, ông Dương cho rằng, phát triển công nghiệp không có nghĩa là đi mua từng con ốc vít, phụ kiện về lắp ráp ra sản phẩm, mà cần phải đẩy nhanh việc đầu tư sản xuất nguyên liệu, phụ kiện để sớm có sản phẩm “Made in Vietnam” chất lượng cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Đồng tình đề xuất này, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đinh Văn Thu khẳng định, việc chuyển nền công nghiệp gia công sang sản xuất, từ xuất khẩu sản phẩm thô sang chế biến, tạo môi trường cho các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu cần phải sớm được hiện thực hóa.
Muốn vậy, cần có hệ thống chính sách ưu đãi đặc biệt, kể cả vượt khung. Trong đó, yếu tố quyết định để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển là chính sách tín dụng phù hợp tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư.
Ông Thu nhấn mạnh: Sự phát triển của ô tô Trường Hải với 21 nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng phục vụ cho việc lắp ráp ô tô du lịch, xe tải, xe buýt với các nhãn hiệu Kia, Hyundai, Mazda… chính là tiền đề để hình thành trung tâm cơ khí đa dụng và ô tô quốc gia tại Khu KTM Chu Lai.