Công nghiệp hỗ trợ và câu chuyện từ Samsung

Trương Khắc Trà 20/04/2018 12:00

Một khi FDI “hắt hơi” kinh tế Việt Nam lập tức “sổ mũi”. Nếu một ngày hết lợi thế khai thác, những Samsung, Formosa, Honda, Yamaha… rời đi và để lại khoảng trống khó khỏa lấp.

Tôi quen với hai doanh nhân trẻ làm may gia công, nói đúng hơn là hai nhà đầu tư từ TP HCM có kinh nghiệm trong lĩnh vực may gia công. Hai người cùng đầu tư vào một địa điểm, một không gian đã được trang bị máy móc, làm hai ngành hàng khác nhau nhưng cuối cùng chung nhau con đường “bỏ chạy”.

p/Goldsun - doanh nghiệp cung ứng bao bì cho các tổ hợp sản xuất thiết bị di động của Samsung. Ảnh: Đức Thanh

Goldsun - doanh nghiệp cung ứng bao bì cho các tổ hợp sản xuất thiết bị di động của Samsung. Ảnh: Đức Thanh

Có thể bạn quan tâm

  • Cần có sàn giao dịch công nghiệp hỗ trợ

    Cần có sàn giao dịch công nghiệp hỗ trợ

    06:30, 23/12/2017

  • Công nghiệp hỗ trợ yếu do cơ chế chính sách chưa đồng bộ

    09:34, 01/11/2017

  • Nâng cao năng lực cho DN ngành công nghiệp hỗ trợ

    13:44, 15/08/2017

  • Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nóng nhưng không thể vội

    06:15, 20/07/2017

Người thứ nhất, chỉ may cổ áo, thời gian đầu nhân công đến gần trăm người, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Nhưng được vài tháng sản phẩm bắt đầu lỗi nhiều, do đối tác nước ngoài thay đổi mẫu mã, nhân công không theo kịp, nhiều lô hàng bị trả về, những khoản nợ lương, nợ đọng bảo hiểm xã hội ngày càng dày, công nhân thấy khó lũ lượt bỏ đi.

Người thứ hai, gia công mặt hàng túi xách, cũng khởi đầu khá thuận lợi nhưng cái “chết” bắt đầu từ nguồn hàng ngày một hiếm cho đến khi còn lại một vài nhân công, lợi nhuận không đủ trang trải chi phí ban đầu.

Về công nghiệp hỗ trợ, Samsung có lẽ là bài học mãi chưa thuộc, 22 năm làm ăn tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 12,6 tỷ USD, nhưng người Việt chưa thể cung cấp cho những chiếc điện thoại thông minh con ốc vít. Trong số 100 doanh nghiệp làm phụ trợ cho Samsung chỉ có khoảng 10 doanh nghiệp Việt Nam làm được việc này, những gì làm được chỉ là bao bì, in ấn, đóng gói và nhân công giá rẻ.

Samsung đóng góp khối lượng không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc nội nhưng hàng tỷ đô la lợi nhuận chủ yếu về túi các ông chủ Hàn Quốc, linh kiện hỗ trợ vẫn đến từ các công ty Mỹ, Nhật Bản, Singgapore,…

Ông Lưu Hoàng Long, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử (VEIA) khẳng định rằng: “Việc đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện cho Samsung không khó. Điều ông lo ngại là sau khi bỏ cả triệu USD để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng thì liệu hãng có bao tiêu sản phẩm?”. Trăn trở của ông Long có điều gì đó hao hao với thất bại hai người bạn làm may gia công.

Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào FDI luôn tiềm ẩn rủi ro, đã đến lúc lợi thế nhân công giá rẻ không còn là “chiếc đũa thần” với các nhà đầu tư. Trung Quốc được ví như “công xưởng của thế giới” đang đối mặt với làn sóng “di cư” của các doanh nghiệp FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Hiện tại, không thể đơn phương giảm phụ thuộc vào FDI mà không song hành các giải pháp gầy dựng sức mạnh doanh nghiệp nội. Ngoài làn sóng khởi nghiệp được tạo ra thì công nghiệp hỗ trợ là hướng đi đúng đắn để tận dụng công nghệ, cung cách quản lý chuyên nghiệp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Công nghiệp hỗ trợ và câu chuyện từ Samsung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO