Tối hậu thư cho lò nung vôi thủ công

Thu Duyên 23/02/2019 11:05

“Tối hậu thư” mà Quảng Ninh đưa ra là đến 31/1/2019 tất cả các lò nung vôi thủ công đều phải dừng hoạt động và hoàn thành việc tháo dỡ, khôi phục lại mặt bằng trước ngày 31/3.

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 507/2015 của Bộ Xây dựng), đến năm 2016 cần loại bỏ ít nhất 50% số lò vôi thủ công trên cả nước; đến năm 2020 xóa bỏ hoàn toàn các lò thủ công.

p/Lò vôi thủ công tại Uông Bí gây ô nhiễm môi trường trầm trọng sẽ kiên quyết được dỡ bỏ.

Lò vôi thủ công tại Uông Bí gây ô nhiễm môi trường trầm trọng sẽ kiên quyết được dỡ bỏ.

Điểm nóng Uông Bí

Quảng Ninh có 58 cơ sở sản xuất vôi thủ công, trong đó, riêng TP Uông Bí có tới 51 cơ sở với 68 lò, 115 ống lò thuộc hai phường Phương Đông và Phương Nam, tập trung chủ yếu tại khu vực Vành Kiệu 1, khu Hồng Hà, Phường Phương Nam. Các lò vôi thủ công chủ yếu hình thành tự phát không có giấy phép, với công nghệ lạc hậu, sản xuất theo phương pháp truyền thống, khiến môi trường ô nhiễm trầm trọng.

Đi một vòng xung quanh khu vực sản xuất vôi thủ công sẽ thấy nhà cửa, cây cối nơi đây bao phủ tuyền một màu bụi trắng của vôi, bầu không khí thì vô cùng ngột ngạt, khó chịu. Có lẽ vì thế mà người già và trẻ nhỏ ở đây thường mắc bệnh về hô hấp.

Được biết, các lò vôi thủ công ở đây có tổng số 1.090 lao động thủ công, mùa vụ. Phần lớn không được đào tạo về chuyên môn, đặc biệt mất an toàn cho người lao động. Hoạt động trong môi trường độc hại như vậy nhưng người lao động ở đây không hề có thiết bị bảo hộ lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe là điều tất yếu.

Chi hàng chục tỷ đồng để chấm dứt lò vôi thủ công

Ông Đặng Đình Sách, Phó chủ tịch UBND TP Uông Bí cho biết, thành phố đã sớm có chính sách hỗ trợ các chủ lò vôi cũng như người lao động trong quá trình dừng sản xuất. Ngày 27/10/2017, UBND TP Uông Bí đã phê duyệt đề án hỗ trợ người lao động và các chủ cơ sở sản xuất vôi với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng, bao gồm chi phí tháo, dỡ, khôi phục mặt bằng; hỗ trợ cho người lao động và dự phòng.

Ngày 28/12/2018, Uông Bí tiếp tục ban hành Quyết định 8108 về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án Hỗ trợ việc chấm dứt hoạt động của các cơ sở sản xuất vôi thủ công trên địa bàn thành phố này với tổng kinh phí lên đến 25,868 tỷ đồng.

Theo đó, Uông Bí sẽ hỗ trợ các chủ cơ sở sản xuất vôi 13,2 tỷ đồng tiền tháo dỡ, khôi phục mặt bằng và hơn 540 triệu đồng để 51 chủ cơ sở chuyển đổi nghề khác; hỗ trợ cho những người lao động thường xuyên 10,590 triệu đồng và lao động không thường xuyên là 5,295 triệu đồng. Ngoài ra, TP Uông Bí còn đề nghị tỉnh hỗ trợ cho người dân vay vốn tại ngân hàng chính sách với lãi suất thấp để tạo công ăn việc làm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Ninh: Đề nghị sớm triển khai dự án cải thiện môi trường nước TP Hạ Long

    Quảng Ninh: Đề nghị sớm triển khai dự án cải thiện môi trường nước TP Hạ Long

    06:07, 14/02/2019

  • Xử phạt nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Thành Nam vì gây ô nhiễm môi trường

    Xử phạt nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Thành Nam vì gây ô nhiễm môi trường

    07:01, 27/12/2018

  • Chuyên gia nói gì về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải?

    Chuyên gia nói gì về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải?

    06:30, 25/12/2018

TP này cũng đã nhiều lần tổ chức đối thoại, vận động, tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu rõ về chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên, chính quyền nơi đây cũng đang vấp phải sự phản ứng tiêu cực của một số chủ lò vôi, chưa tự nguyện chấp hành tháo dỡ.

Được biết đến nay 106 ống lò (63 lò) đã dừng hoạt động, trong đó 4 lò đã được tháo dỡ. Với những đối tượng cố tình không chấp hành, TP Uông Bí sẽ phải có biện pháp quyết liệt hơn nữa để sớm trả lại một môi trường trong sạch hơn cho người dân nơi đây, ông Sách cam kết. 

Thu Duyên