Quảng Ninh: Đề nghị sớm triển khai dự án cải thiện môi trường nước TP Hạ Long

Diendandoanhnghiep.vn Trong buổi làm việc với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh mong muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm triển khai dự án cải thiện môi trường nước TP Hạ Long.

Tại buổi làm việc 2 bên đã thảo luận về các thủ thục, hồ sơ pháp lý phục vụ việc đàm phán ký kết Hiệp định vay vốn ODA giữa 2 Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản dự kiến diễn ra vào tháng 6/2019.

Ông Nguyễn Văn Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, dự án cải thiện môi trường nước TP Hạ Long không chỉ cải thiện môi trường sống của người dân trên bờ mà còn góp phần bảo vệ môi trường, cảnh quan di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Đề nghị JICA tiếp tục phối hợp với tỉnh Quảng Ninh để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, sớm triển khai dự án theo kế hoạch.

Đề nghị JICA tiếp tục phối hợp với tỉnh Quảng Ninh để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, sớm triển khai dự án theo kế hoạch.

Ông Nguyễn Văn Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, đề nghị JICA tiếp tục phối hợp với tỉnh Quảng Ninh để tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, sớm triển khai dự án theo kế hoạch.

Đến thời điểm này, BQL Dự án đã ký hợp đồng tư vấn với liên danh 5 nhà thầu do Công ty Nippon Koei (Nhật Bản) đứng đầu thông qua phương thức đấu thầu quốc tế cho các dịch vụ tư vấn rà soát và cập nhật báo cáo nghiên cứu khả thi; thiết kế và lập dự toán chi tiết, hỗ trợ đấu thầu xây lắp; báo cáo kế hoạch đền bù GPMB và tái dịnh cư; báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được Bộ TN&MT phê duyệt... Dự án đã giải ngân đảm bảo theo kế hoạch vốn năm 2018, bao gồm vốn đối ứng 12 tỷ đồng và vốn vay ODA 43,434 tỷ đồng.

Vấn đề ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long đang ngày một trầm trọng trước sức ép từ sự phát triển ồ ạt các đô thị ven bờ, các khu công nghiệp, dịch vụ, cảng biển,… và đặc biệt từ sự phát triển nhanh chóng của du lịch. Thực tế, vào năm 2010, tỉnh Quảng Ninh đã đầu tư 1.900 tỷ đồng để xử lý vấn đề môi trường TP Hạ Long nhưng không hiệu quả.

Hiện nay, TP Hạ Long có 5 trạm xử lý nước thải tập trung, nhưng hiệu quả rất kém. Cụ thể, Nhà máy xử lý nước thải Bãi Cháy, Trạm xử lý phía Đông TP Hạ Long luôn quá tải, chỉ xử lý khoảng 30% lượng nước thải phát sinh. Trạm xử lý nước thải khu đô thị Cột 5 - Cột 8 mới đạt 5-10% công suất, Trạm Hà Khánh công suất 7.000m3/ngày đêm, mới đạt khoảng 70%…

Ở nhiều khu vực ven biển, hệ thống cống, rãnh thoát nước thải cho khu dân cư, nhà hàng, khách sạn… vẫn chưa có phương án thu gom, xử lý đạt chuẩn mà xả thẳng ra vịnh. Điển hình là khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long có trên 24 cống nước thải sinh hoạt thuộc khu Lán Bè - Cột 8, Cao Xanh - Hà Khánh đang xả thẳng xuống vịnh mà không qua xử lý. Đồng thời, ngành công nghiệp khai thác than, nước thải mỏ gần 55 triệu m3/năm. 35 trạm xử lý công nghệ cao của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam hiện cũng chỉ xử lý được 74% lượng nước thải mỏ.

Với tổng mức đầu tư 3.200 tỷ đồng, quy mô dự án sẽ có 3 nhà máy công suất 47.000m3/ngày, đêm để thu gom và xử lý toàn bộ nước thải của toàn TP, Dự án cải thiện môi trường nước TP Hạ Long được coi là dự án ODA Nhật Bản lớn nhất thuộc lĩnh vực xử lý nước thải với mục tiêu là bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long và TP Hạ Long. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2015 đến 2021.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh: Đề nghị sớm triển khai dự án cải thiện môi trường nước TP Hạ Long tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714364304 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714364304 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10