Doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô cần… “liều thuốc hồi sinh”

GIA NGUYỄN 31/05/2021 04:40

Kinh doanh bấp bênh, thậm chí ngưng trệ, trong khi vẫn “gánh” trên vai lương công nhân, hao mòn xe, nợ ngân hàng… nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô đang đứng bên bờ vực phá sản.

COVID-19 tác động tiêu cực lên nhiều ngành nghề, trong đó, hoạt động vận tải hành khách bằng ô tô không nằm ngoại lệ, không chỉ bấp bênh, thậm chí ngưng trệ về hoạt động kinh doanh, trong khi vẫn “gánh” trên vai lương công nhân, hao mòn xe, nợ ngân hàng… nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô đang đứng bên bờ vực phá sản và rất cần một “liều thuốc hồi sinh” để có thể tiếp tục duy trì, hồi phục.

Thực tế, ngay từ khi làn sóng COVID-19 mới xuất hiện ở Việt Nam vào đầu năm 2020, các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô đã sụt giảm doanh thu vô cùng lớn.

Doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô đang điêu đừng trước

Doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô đang điêu đừng trước "làn sóng" dịch COVID-19

Cụ thể, sau đợt giãn cách xã hội đầu tiên vào đầu năm 2020, sản lượng hành khách của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giảm xuống còn khoảng 30%, cho đến thời điểm hiện nay, sau 4 lần “sóng dịch”, lượng hành khách của các doanh nghiệp này còn chưa tới 10%.

Trong đó, đợt dịch COVID-19 thứ 4 ập đến, khiến hàng loạt nhà xe tại các vùng dịch như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Điện Biên… phải tạm ngừng hoạt động, nhiều bến xe trên địa bàn Hà Nội luôn rơi vào hiện trạng đìu hiu, vắng vẻ.

“Mỗi xe chạy chỉ lác đác vài khách, tiền cước không bù được tiền xăng chứ đừng nói tiền lương nhân viên, tiền hao mòn phương tiện... Bây giờ càng chạy càng lỗ nhưng nếu không chạy sẽ bị cắt lốt, nếu tình trạng kéo dài thêm một thời gian ngắn nữa, các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô sẽ không trụ vững được”, ông Nguyễn Duy Ninh - Giám đốc Công ty TNHH MTV Ninh Quỳnh (nhà xe Ninh Quỳnh) chia sẻ.

Không chỉ nhà xe Ninh Quỳnh, nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô cũng không khỏi than thở, kể từ khi dịch COVID-19 tái bùng phát vào cuối tháng 4/2021 vừa qua, nhiều doanh nghiệp gần như trong tình trạng dừng hoạt động, một vài doanh nghiệp khá khẩm hơn thì chỉ có khoảng 2 - 3 xe chạy để duy trì tuyến, trong khi trên thực tế, họ có hàng trăm xe đang nằm một chỗ.

Khó khăn chồng chất khó khăn, doanh nghiệp không chỉ phải chịu ảnh hưởng bởi doanh thu, gánh nặng còn đè lên vai họ khi xe không vận hành nhưng vẫn phải chịu chi phí hao mòn, nhân công, đặc biệt là gánh nặng nợ ngân hàng, trong khi, chính sách hỗ trợ về khoanh nợ, giãn nợ của Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch COVID-19 chỉ có hiệu lực áp dụng trong năm 2020.

Bến xe đìu hiu, vắng vẻ không còn là hiện trạng hiếm thấy sau những đợt dịch COVID-19 bùng phát

Bến xe đìu hiu, vắng vẻ không còn là hiện trạng hiếm thấy sau những đợt dịch COVID-19 bùng phát

Trước thực trạng trên, hàng loạt doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô đang mong chờ sẽ có một lời giải có thể kéo họ thoát khỏi bờ vực phá sản cận kề.

Thông tin với báo chí, chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên – nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, sự kiên cường của các doanh nghiệp vận tải khách trong thời gian qua là rất đáng khen ngợi. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 liên tục bùng phát, hành khách ngày một ít và càng chạy càng lỗ nhưng các doanh nghiệp vận tải khách vẫn cố gắng bám trụ, duy trì tuyến là một nỗ lực xứng đáng được ghi nhận.

“Việc các doanh nghiệp chấp nhận chịu lỗ để duy trì tuyến không đơn thuần chỉ vì quyền lợi của họ (giữ lốt) mà còn vì lợi ích của khách hàng, của người dân”, ông Bùi Danh Liên nhận định.

Ông Liên phân tích, trong trường hợp các doanh nghiệp vận tải khách phá sản, người chịu thiệt đầu tiên chính là người dân khi dịch vụ xe khách của họ bị thu hẹp, kéo theo nhiều hệ lụy về chất lượng dịch vụ, về giá thành cạnh tranh... Đồng thời khi đó sức ép dồn lên các lĩnh vực vận tải khách khác như hàng không, đường sắt cũng vô cùng lớn.

Còn theo, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam - Nguyễn Văn Thanh, các doanh nghiệp vận tải đang gặp khó trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ do điều kiện, thủ tục đặt ra quá phức tạp và khó đáp ứng được. Cụ thể, doanh nghiệp vận tải nào muốn được hỗ trợ sẽ phải có rất nhiều loại giấy tờ như giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đóng cửa từ 30 ngày trở lên, không phát sinh doanh thu, có tối thiểu 70% lao động nghỉ việc... Với những điều kiện này, phần lớn doanh nghiệp vận tải sẽ không thể đáp ứng.

"Doanh nghiệp vận tải hành khách đang đứng trước bờ vực phá sản, điều họ cần lúc này là sự thông cảm và hỗ trợ ngay lập tức chứ không phải là những yêu cầu giấy tờ, thủ tục rườm rà phức tạp như thế, cứ cho là sẽ có doanh nghiệp tìm cách đáp ứng được thủ tục nhưng khi họ lo đủ giấy tờ đó, có khi doanh nghiệp đã phá sản mất rồi", ông Thanh nêu quan điểm.

Có thể bạn quan tâm

  • Chịu nhiều tác động tiêu cực: “Lối thoát” nào cho vận tải hành khách?

    Chịu nhiều tác động tiêu cực: “Lối thoát” nào cho vận tải hành khách?

    11:00, 09/03/2021

  • Nghệ An: Vì sao hàng loạt doanh nghiệp vận tải hành khách bãi bến?

    Nghệ An: Vì sao hàng loạt doanh nghiệp vận tải hành khách bãi bến?

    04:20, 06/03/2021

  • Hải Phòng: Doanh nghiệp vận tải hành khách thêm lần nữa lao đao vì COVID-19

    Hải Phòng: Doanh nghiệp vận tải hành khách thêm lần nữa lao đao vì COVID-19

    02:55, 11/08/2020

  • Thông tư niêm yết giá cho vận tải hành khách: Cần sớm hoàn thiện!

    Thông tư niêm yết giá cho vận tải hành khách: Cần sớm hoàn thiện!

    04:30, 06/03/2020

GIA NGUYỄN