Dịch COVID-19 bùng phát lại ngày càng phức tạp khiến nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách Hải Phòng vừa lo sợ dịch vừa lo phá sản.
Sau thời gian lao đao vì dịch bệnh vừa mới tạm thời vực dậy, nay ngành vận tải hành khách lại phải đối mặt với khó khăn mới. Chia sẻ với DĐDN, ông Khúc Hữu Thanh Hải giám đốc Công ty CP vận tải thương mại dịch vụ Đất Cảng cho biết: Hiện các doanh nghiệp kinh doanh vận tải gặp rất nhiều khó khăn. Lượng xe chạy tuyến liển tỉnh chỉ đạt 30% công suất, nhưng vì mục tiêu chung về phòng, chống dịch bệnh chúng tôi sẵn sàng chung tay cùng với nhà nước để ngăn chặn dịch.
Ông Hải chia sẻ rằng: Hầu hết các doanh nghiệp vận tải hành khách thời điểm này rất ít khách chỉ chạy được 1/3 công suất. Nhiều hôm trên một chuyến xe chỉ có 1 hoặc 2 khách. Mặc dù nhà xe cũng đã có nhiều phương pháp phòng chống dịch COVID-19. Cụ thể, đối với những tuyến xe đi qua liên tỉnh toàn bộ hành khách lên xe đều phải đeo khẩu trang, trước khi vào ghế ngồi đều phải rửa tay khử khuẩn. Hơn nữa, các xe cũng được phun thuốc khử trùng để bảo đảm an toàn cho hành khách nhưng số lượng khách di chuyển cũng chỉ tính bằng đầu ngón tay.
Ông Nguyễn Đức Thọ - Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết: Trong tháng 6-7/2020, số lượng các chuyến bay giữa Hải Phòng đi các tỉnh tăng nhanh, bình quân hàng ngày đi và đến Hải Phòng 5.800 - 5.900 khách; đối với đường bộ, khoảng 8.000 khách đến thành phố mỗi ngày, với 800 lượt xe; đường sắt trung bình vận chuyển 700-800 khách/ngày.
Hiện nay có khoảng 30 chuyến xe mỗi ngày xuất phát từ Hải Phòng đi đến và đi qua thành phố Đà Nẵng, trong đó gần một nửa là xe đối lưu (xe của các địa phương khác có đăng ký chạy tại Hải Phòng). Xe của doanh nghiệp Hải Phòng xuất phát từ Hải Phòng đi các tuyến miền Trung, miền Nam chủ yếu xuất phát từ bến xe khách liên tỉnh Thượng Lý.
Vừa qua, Sở Giao thông vận tải đã có văn bản gửi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định dừng tất cả các tuyến đến thành phố Đà Nẵng, các tuyến đi qua không được dừng đón trả khách để thực hiện mục tiêu giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông - Vận tải. Các doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành; yêu cầu các phải có danh sách hành khách để truy nguồn gốc trong trường hợp cần thiết, đồng thời thực hiện ngay việc vệ sinh phun khử khuẩn, đeo khẩu trang đối với các hành khách.
Theo lãnh đạo bến xe khách Thượng Lý cho chia sẻ: lượng khách qua bến hiện nay đã sụt giảm đáng kể. Trước khi có dịch COVID-19, mỗi ngày bến có trên 140 lượt xe xuất bến phục vụ khoảng 1,5 đến 2 nghìn lượt khách, nhưng từ khi có dịch đến nay, trung bình mỗi ngày bến chỉ còn khoảng hơn 100 lượt xe xuất bến, và số lượng hành khách giảm hơn 50% mỗi ngày.
Cá biệt chuyến xe đi Đà Nẵng là dừng hẳn, còn các tuyến đi miền trung có ngày có những lượt xe phải chỉ có lác đác vài khách. Đặc biệt là những tuyến xe khách đến những tỉnh có qua các địa bàn có dịch và các tuyến đến những vùng du lịch. Tại các tuyến này, số lượt xe khách chạy mỗi ngày đã giảm 50%. Theo các lái xe, lượng khách đi xe hiện nay giảm xuống chỉ còn khoảng 50% - 60% so với trước khi có dịch COVID-19.
Theo phản ánh của nhà xe tại bến xe Niệm Nghĩa: Từ khi công bố dịch, bến xe khách vắng tanh, hành khách ngày càng vơi dần đi. Cả chuyến xe chỉ có mấy khách, chỉ đủ tiền xăng dầu chứ chưa đủ tiền nhân công, khấu hao xe, lệ phí,…việc chúng tôi bù lỗ các khoản từ Tết đến giờ, nhiều khi phải cắn răng chịu đựng”.
Một chủ xe có tuyến Hà Nội – Hải Phòng cho biết: Cho đến thời điểm này nếu chẳng may lái xe có nghi ngờ về dịch bệnh, coi như cả doanh nghiệp đó đóng cửa luôn. Thời điểm hiện tại, tìm được lái xe có giấy phép lái xe hạng E, nếu chỉ 1 lái xe bị cách ly cũng khiến doanh nghiệp lao đao, vừa không có người lái, vừa vẫn phải trả lương. Đây cũng là giai đoạn các doanh nghiệp vận tải hành khách phải chi phí khá lớn để khử trùng, mua khẩu trang dự phòng, dung dịch sát khuẩn trên xe, thậm chí mua cả máy đo thân nhiệt. Đặc điểm của các chuyến xe đường dài là phải tổ chức ăn uống dọc đường (tiền ăn cộng cả vào tiền vé), nên lựa chọn các điểm ăn uống thế nào vừa bảo đảm an toàn, vừa chi phí hợp lý cũng là bài toán đau đầu với các nhà xe. Nếu dịch COVID-19 kéo dài thì chắc chắn sẽ có nhiều nhà xe phá sản. Bao nhiêu khoản vay mượn để đầu tư kinh doanh sau dịch, chưa kịp gượng dậy, lại là có dịch thì chúng tôi biết cậy nhờ vào đâu. Tôi rất muốn Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có biện pháp hỗ trợ những doanh nghiệp vận tải để cố gắng vực dậy, cứ như thế này thì nguy cơ phá sản hàng loạt đang hiển hiện trước mắt.
Có thể bạn quan tâm
Hải quan Hải Phòng: Đảm bảo chống dịch và hàng hóa qua cảng được thông quan thông suốt
00:36, 06/08/2020
Sau Hải Phòng, Bình Định đáp lời tiếp viện Đà Nẵng chống COVID-19
12:00, 05/08/2020
Hải Phòng: Chuyển 8 tuyến vận tải cố định về bến xe Thượng Lý
00:58, 01/11/2018
Hải phòng: Đề xuất mở rộng bến xe Thượng Lý đạt chuẩn loại 1
18:42, 20/10/2018
Tâm tư bệnh nhân COVID-19: “Đừng đồn đoán về chúng tôi”
15:00, 10/08/2020