1 luật sửa 9 luật: “Chìa khóa” thu hồi tài sản tham nhũng

GIA NGUYÊN 23/02/2022 15:00

Không chỉ đem đến nhiều hiệu ứng tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật còn được cho sẽ khắc phục được “điểm nghẽn” thu hồi tài sản tham nhũng...

>>1 luật sửa 9 luật: Cơ hội phát triển xe ô tô sử dụng năng lượng sạch

br class=

Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án thất thoát, tham nhũng vẫn chưa đạt như kỳ vọn. Nguồn: Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng.

Theo các chuyên gia, thu hồi triệt để tài sản tham nhũng là cách nhanh nhất để vừa khắc phục hậu quả vừa cảnh tỉnh, loại bỏ động cơ của hành vi này, tuy nhiên, những vướng mắc về thiết chế, thể chế trong công tác thu hồi tài sản tham nhũng đang là nguyên nhân căn bản, gốc rễ, dẫn đến hiện trạng công tác thu hồi tài sản thất thoát, tham nhũng chưa đạt như kỳ vọng.

Còn nhiều quan ngại…

Thống kê của Bộ Tư pháp năm 2021 cho thấy, số việc phải thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế là 4.799 việc với tổng số tiền phải thi hành hơn 72.000 tỷ đồng; đang tổ chức thi hành hơn 34.000 tỷ đồng và đã thu được hơn 4.000 tỷ đồng.

Đáng nói, so với tổng số tiền phải thi hành, trong khi năm 2020 đã đạt 43,42% thì 2021 chỉ đạt 5%, đây được cho là con số rất khiêm tốn so với tổng số tiền toàn ngành tư pháp từ trung ương đến địa phương phải thi hành trong năm vừa qua.

Thực trạng trên khiến không ít các đại biểu Quốc hội quan ngại và cho rằng, các cơ quan tiền tố tụng, cơ quan tố tụng cần phải vào cuộc và kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết, như thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, đất đai, phong tỏa tài khoản ngay trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử. Đây là tiền đề quan trọng để thi hành án đạt kết quả.

Thế nhưng, theo ông Ngô Mạnh Hùng - Phó Cục trưởng Cục phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ, việc thu hồi tài sản tham nhũng lâu nay gặp khó khăn do phải thực hiện qua kênh duy nhất là truy tố, xét xử, có bản án, sau đó mới kê biên tài sản, “thực tế này khiến tội phạm tham nhũng có thời gian tẩu tán tài sản”.

Còn theo bà Trần Thị Phương Hoa, Phó Tổng cục trưởng Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp: Công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự với các cơ quan có thẩm quyền để thu hồi tài sản tham nhũng còn bộc lộ bất cập. Ở Trung ương, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành chủ yếu thông qua quy chế phối hợp, giá trị pháp lý không cao, quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý các lĩnh vực tài chính, đất đai, nhà, công trình, phương tiện trong việc cung cấp thông tin về hiện trạng, tình trạng pháp lý của tài sản còn chưa rõ và có “độ vênh”.

>>1 luật sửa 9 luật: Hoàn thiện khung pháp lý về quản trị doanh nghiệp

Tháo gỡ “điểm nghẽn”

Trước thực trạng đã nêu, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu đã đề xuất sửa đổi quy định của Luật Thi hành án dân sự đối với trường hợp ủy thác xử lý tài sản khi người phải thi hành án có tài sản ở nhiều địa phương khác nhau, để rút ngắn thời gian và xử lý hiệu quả tài sản thi hành án, nhất là trong trường hợp thu hồi tiền và tài sản cho ngân sách nhà nước trong các vụ án tham nhũng kinh tế.

Và tại kỳ hợp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV, Điều 9 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật đã sửa đổi, bổ sung Điều 55, 56 và 57 của Luật Thi hành án dân sự theo hướng: Làm rõ hơn trường hợp “ủy thác thi hành án từng phần” (điểm b, khoản 1, Điều 55) trên cơ sở luật hóa các nội dung trước đây giao Chính phủ quy định chi tiết; đồng thời bổ sung cơ chế ủy thác xử lý tài sản (khoản 2, Điều 55; khoản 2, Điều 57).

Cụ thể, đối với cơ chế ủy thác xử lý tài sản, Luật quy định rõ căn cứ ủy thác xử lý tài sản như: trường hợp bản án, quyết định tuyên kê biên, phong tỏa hoặc tuyên xử lý tài sản để đảm bảo thi hành án mà tài sản ở nhiều địa phương khác nhau thì cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản trên địa bàn, đồng thời có thể ủy thác xử lý tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự nơi có tài sản.

Theo các chuyên gia, với cơ chế ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự địa phương có thể xử lý tài sản cùng lúc trên nhiều địa phương đối với tội phạm tham nhũng, có thể khắc phục điểm “nghẽn” trong thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - Đỗ Đức Hồng Hà đánh giá, dù thời gian gần đây có tiến bộ hơn, song việc thu hồi tài sản tham nhũng rất thấp, trung bình chỉ đạt 10%. Một trong những điểm nghẽn là do cơ chế ủy thác xử lý tài sản trong Luật Thi hành án dân sự hiện nay bắt buộc phải thực hiện thi hành án xong tại một địa phương mới được phép ủy thác cho địa phương khác.

“Chẳng hạn một vụ việc mất khoảng 6 tháng để xử lý thì theo cơ chế cũ, một vụ án với 5 vụ việc phải xử lý tài sản sẽ kéo dài 3 năm. Luật sửa đổi lần này bổ sung cơ chế mới cho phép đồng thời xử lý tài sản tại cả 5 địa phương. Như vậy, sẽ xử lý nhanh và triệt để hơn, khắc phục điểm nghẽn trong thời gian qua. Cơ chế này được kỳ vọng sẽ khắc phục “điểm nghẽn” thu hồi tài sản tham nhũng ”, ông Hà phân tích.

Có thể bạn quan tâm

  • 1 luật sửa 9 luật: Cơ hội phát triển xe ô tô sử dụng năng lượng sạch

    1 luật sửa 9 luật: Cơ hội phát triển xe ô tô sử dụng năng lượng sạch

    04:00, 22/02/2022

  • 1 luật sửa 9 luật: Hoàn thiện khung pháp lý về quản trị doanh nghiệp

    1 luật sửa 9 luật: Hoàn thiện khung pháp lý về quản trị doanh nghiệp

    04:00, 21/02/2022

  • 1 luật sửa 9 luật: Thúc đẩy đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại

    1 luật sửa 9 luật: Thúc đẩy đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại

    04:10, 20/02/2022

  • 1 luật sửa 9 luật: Tăng cường phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư

    1 luật sửa 9 luật: Tăng cường phân quyền chấp thuận chủ trương đầu tư

    04:50, 19/02/2022

  • 1 luật sửa 9 luật: Thu hút xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải

    1 luật sửa 9 luật: Thu hút xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải

    05:50, 18/02/2022

  • 1 luật sửa 9 luật: Tiền lệ tốt cho cải cách thể chế

    1 luật sửa 9 luật: Tiền lệ tốt cho cải cách thể chế

    03:30, 18/02/2022

  • 1 luật sửa 9 luật: Kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ các dự án sử dụng vốn ODA

    1 luật sửa 9 luật: Kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ các dự án sử dụng vốn ODA

    04:00, 17/02/2022

  • 1 luật sửa 9 luật tác động ra sao đến thị trường bất động sản?

    1 luật sửa 9 luật tác động ra sao đến thị trường bất động sản?

    19:45, 24/01/2022

GIA NGUYÊN