1 luật sửa 9 luật: Thu hút xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ thúc đẩy giải ngân, việc thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật, trong đó có Luật Điện lực được cho sẽ giải quyết được vấn đề thu hút xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải…

>>Một luật sửa nhiều luật: Gỡ nút thắt pháp lý cho thị trường bất động sản

Tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật (1 luật sửa 9 luật), gồm: Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.

Trong đó, liên quan đến việc sửa một số điểm trong Luật Điện lực 2004, các chuyên gia cho rằng, việc sửa đổi lần này đã làm rõ ràng căn cứ pháp lý trong kêu gọi tư nhân đầu tư vào truyền tải điện.

Một luật sửa 9 luật - Thu hút xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải - Ảnh minh họa

1 luật sửa 9 luật, thu hút xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải - Ảnh minh họa

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực 2004 được bổ sung đoạn “Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh và theo quy hoạch phát triển điện lực. Các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước được vận hành lưới điện truyền tải do mình đầu tư xây dựng”.

Đồng thời, bổ sung khoản 2a Điều 4 với quy định “Nhà nước độc quyền vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước đầu tư xây dựng”.

Bên cạnh đó, luật mới cũng bổ sung điểm d1 vào sau điểm d, khoản 1 với nội dung “Đấu nối vào lưới điện truyền tải do các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng khi đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn kỹ thuật”; bổ sung điểm h1 vào sau điểm h, khoản 2 là “Bảo đảm quyền đấu nối của các tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực vào lưới điện truyền tải do mình đầu tư xây dựng; trường hợp từ chối đấu nối thì thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương”.

>>Một luật sửa nhiều luật: Dù cấp bách nhưng chính sách đặt ra phải “chín”

Theo các chuyên gia của Tổ chức Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIET SE), đầu tư hệ thống hạ tầng truyền tải bắt kịp tiến độ xây dựng các nhà máy điện mới đang là một thách thức lớn đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong bối cảnh giới hạn nguồn vốn tự có; không có bảo lãnh Chính phủ do giới hạn của trần nợ công và các vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng hoặc dự án đầu tư có sử dụng đất rừng. Nguyên tắc các thành phần kinh tế được phép kinh doanh những lĩnh vực mà pháp luật không cấm vốn là nguyên tắc nền tảng của quá trình xây dựng các luật liên quan tới doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh trong thời gian gần đây.

“Bởi vậy, Luật Điện lực 2004 được sửa đổi, bổ sung đã nêu rõ lĩnh vực truyền tải mà Nhà nước nắm giữ độc quyền đầu tư và các không gian mà các nhà đầu tư khác có quyền đầu tư là rất đáng hoan nghênh”, VIET SE đánh giá.

việc từng bước xã hội hóa hoạt động truyền tải điện là cần thiết và có cơ sở thực tiễn nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay -

Việc từng bước xã hội hóa hoạt động truyền tải điện là cần thiết và có cơ sở thực tiễn nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay - Ảnh minh họa

Trước đó, quá trình cho ý kiến về việc sửa đổi Luật Điện lực trong Dự án 1 luật sửa 9 luật, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội - Nguyễn Minh Sơn cho rằng, ông đồng tình với việc cần thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải. Đây là vấn đề vốn gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển về điện, nhất là điện gió, điện mặt trời.

Tuy nhiên, theo ông Sơn, qua đánh giá của Chính phủ cho thấy, quy định về quản lý chưa rõ ràng. Cụ thể, chưa đánh giá về việc vận hành, khai thác và bàn giao như thế nào, vấn đề xây dựng lưới điện truyền tải với an ninh năng lượng quốc gia ra sao.

“Chính phủ cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ ban hành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia qua các thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực truyền tải điện”, ông Sơn nhấn mạnh.

Còn theo đại biểu Vũ Huy Khánh (đoàn Bình Dương), để hiện thực hóa Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, việc từng bước xã hội hóa hoạt động truyền tải điện là cần thiết và có cơ sở thực tiễn nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay, bảo đảm hiệu quả tổng thể của hoạt động truyền tải điện quốc gia.

“Tuy nhiên, việc thiết lập một cơ chế để các tổ chức hoạt động điện lực và Nhà nước tham gia vào khâu này đến đâu và vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước như thế nào cần phải tính toán thận trọng và chắc chắn”, ông Khánh nêu quan điểm.

Đặc biệt, trong Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật vừa được thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện các giải pháp cần thiết trong thực tế để vừa thu hút các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, vừa bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn hệ thống điện, nhất là vấn đề quản lý, vận hành lưới điện truyền tải theo thẩm quyền quy định tại Điều 42 và Điều 70 của Luật Điện lực hiện hành.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 1 luật sửa 9 luật: Thu hút xã hội hóa đầu tư lưới điện truyền tải tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714000657 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714000657 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10