Một luật sửa nhiều luật: Rà soát kỹ lưỡng các nội dung được sửa đổi

Diendandoanhnghiep.vn Nhất trí với sự cần thiết ban hành luật để sửa đổi, bổ sung 8 luật, song các đại biểu đặc biệt quan tâm đến tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

>>Chủ tịch Quốc hội: Phân bổ nguồn lực phải đúng, trúng, hiệu quả

Ngày 6/1, thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đây là dự án Luật có tính chất đặc biệt, sửa đổi, bổ sung một số điều của nhiều Luật, có phạm vi, đối tượng điều chỉnh khác nhau, thuộc các lĩnh vực khác nhau, các quy định có tính chất tương đối độc lập.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật để sửa đổi, bổ sung 8 Luật, song các đại biểu Quốc hội cũng đặc biệt quan tâm đến việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; cơ sở khoa học thực tiễn của các chính sách sửa đổi, bổ sung; nhấn mạnh yêu cầu phải rà soát kỹ lưỡng, quy định chặt chẽ các nội dung được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong thực tế cũng như các điều khoản chuyển tiếp và hiệu lực thi hành.

Các đại biểu tán thành sự cần thiết ban hành luật theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm giải quyết các trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống dịch bệnh; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu băn khoăn về một số nội dung của dự luật và đề nghị cần làm rõ những chính sách thực sự cấp bách, cần thiết phải sửa đổi ngay lần này để phát huy hiệu quả hay.

Đối với những vấn đề lớn, phức tạp, chưa rõ, chưa có sự đồng thuận cao, theo các đại biểu Quốc hội không nên đưa vào dự án Luật lần này. Mặt khác, dự án Luật sửa đổi, bổ sung 8 Luật cụ thể, nên điều khoản thi hành, thời điểm có hiệu lực của từng luật phải quy định chi tiết, cụ thể ngay trong dự thảo Luật.

Liên quan đến Luật Điện lực, dự thảo Luật sửa đổi khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực theo hướng bỏ quy định về lưới điện đồng bộ, bỏ quy định về quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện.

ĐB Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang).

ĐB Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang).

Nhất trí với quan điểm trước mắt cần sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến truyền tải điện tại Luật Điện lực nhằm thể chế chủ trương tại Nghị quyết số 55-NQ/TW đồng thời khắc phục những hạn chế bất cập hiện hành và giải quyết vướng mắc liên quan đến độc quyền truyền tải điện.

Tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang) cho rằng, nếu chỉ sửa đổi khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực thì sẽ không xử lý dứt điểm được những vướng mắc trong truyền tải điện. Đại biểu đề nghị cần rà soát để sửa đổi các điều khoản khác có liên quan đến vấn đề này.

Cùng với đó, cần tiếp tục làm rõ phạm vi độc quyền của nhà nước trong truyền tải điện quốc gia; quyền và nghĩa vụ trong vận hành truyền tải trong khu vực tư nhân và nhà nước.

Quyền tự do thỏa thuận giữa các tổ chức hoạt động điện lực, sử dụng điện và các nhà đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải theo quy định pháp luật; có quy định tháo gỡ điểm nghẽn bàn giao tài sản cho ngành điện quản lý sau khi nhà đầu tư tư nhân đã đầu tư, nhất là trong vấn đề nhận tài sản, hoạch toán chi phí tài sản bàn giao giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân.

Trao đổi về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm rõ, trước đây có quy định “Nhà nước độc quyền truyền tải điện” được hiểu là độc quyền trong tất cả các khâu từ đầu tư, quản lý, vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Quan điểm trước đây cho phép tư nhân đầu tư nhưng quản lý, vận hành, điều độ vẫn thuộc độc quyền nhà nước. “Do đó phát sinh yêu cầu sau khi tư nhân đầu tư xong phải bàn giao cho nhà nước. Đến dự thảo Luật lần này đã có sự phân cấp trong quản lý, vận hành”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, dự thảo Luật không đặt ra vấn đề bàn giao sau đầu tư của nhà đầu tư. Vấn đề bàn giao chỉ đặt ra khi nhà đầu tư có cam kết trước.

Tại dự thảo Luật lần này quy định rõ tư nhân đầu tư có quyền quản lý, vận hành; trường hợp không thể quản lý, vận hành trực tiếp thì có thể thuê quản lý, vận hành.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nêu rõ, điều quan trọng trong sửa đổi lần này để giải quyết bài toán huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển ngành điện; quy định về đầu tư để vừa giải tỏa công suất của các nhà máy điện hiện có và khai thác lợi thế tiềm năng của các địa phương; đáp ứng nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Một luật sửa nhiều luật: Rà soát kỹ lưỡng các nội dung được sửa đổi tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714153108 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714153108 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10