Rủi ro từ hình sự hóa

GIA NGUYÊN 01/05/2022 03:50

Hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế - “bóng ma” ám ảnh doanh nghiệp, bởi phía sau những vụ việc bị hình sự hóa, không chỉ là những số phận con người, mà còn là sự nghiệp, danh dự, cơ hội … 

>>Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế: Góp phần ổn định tâm lý thị trường

Tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế vừa qua, Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh: Đảng và Nhà nước luôn nhất quán chủ trương “không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế”.

p/Hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế từ lâu luôn trở thành nỗi ám ảnh với các doanh nghiệp (phiên xét xử vụ doanh nhân Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân)

Hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế từ lâu luôn trở thành nỗi ám ảnh với các doanh nghiệp (phiên xét xử vụ doanh nhân Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân)

Xoay quanh câu chuyện hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế, không ít bài học nhãn tiền trên cả nước đã từng khiến dư luận xôn xao, trong đó, vụ việc đã từng xảy ra đối với Công ty CP Aquafeed Cửu Long (Trà Vinh) là một ví dụ.

“Bóng ma” ám ảnh doanh nghiệp…

Theo đó, Công ty CP Aquafeed Cửu Long (Công ty Aquafeed) ra đời được kỳ vọng sẽ làm ăn lâu dài, mang lại những kỹ thuật công nghệ tiên tiến, giúp bà con nông dân làm giàu, dưới sự lãnh đạo của 2 vị tiến sĩ chuyên ngành thủy sản (doanh nhân Nguyễn Hữu Lộc và Nguyễn Hồng Nam), ngoài dây chuyền máy móc hiện đại nhập từ Hoa Kỳ, châu Âu, Công ty Aquafeed còn đầu tư xây nhà máy theo tiêu chuẩn quốc tế; phòng thí nghiệm, trung tâm thuốc thú y, vùng nuôi đối chứng, cầu cảng giao hàng...

Thế nhưng tai họa bất ngờ ập đến, từ đơn đề nghị hỗ trợ thu hồi công nợ của ngân hàng, ngày 17/01/2013, Cơ quan điều tra – Công an tỉnh Trà Vinh đã khởi tố vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với 2 doanh nhân cùng 3 đồng nghiệp khác bỗng chốc trở thành bị can, bị cáo, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bị trì trệ.Quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vay vốn Agribank - Chi nhánh tỉnh Trà Vinh (Agribank Trà Vinh) theo hạn mức tín dụng có thế chấp và bằng tài sản đảm bảo vốn vay lúc nào cũng nhiều hơn khoản vay, thời điểm vay cao nhất là 100 tỷ đồng thì tài sản thế chấp là 136,2 tỷ đồng, vốn vay chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngày 09/2/2018, TAND tỉnh Trà Vinh tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Hữu Lộc 14 năm tù, Đỗ Thái Hòa 12 năm tù, Nguyễn Hồng Nam 10 năm tù, Bùi Thị Tuyết Mai 10 năm tù và Trần Vũ Dũng 7 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139, BLHS 1999.

>>Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế: Bảo vệ các nhà đầu tư… chân chính

Mặc dù sau đó, bản án số 691/2018/HSPT của TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh đã tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Trà Vinh, tuy nhiên, vụ việc vẫn kéo dài sau đó vì tháng 3/2020, TAND tối cao đã ra Quyết định kháng nghị số 11/2019/KN-HS ngày 09/12/2019 đề nghị hủy bản án số 691/2018/HSPT để xét xử phúc thẩm lại vụ án, kéo theo đó nhiều hệ lụy tiềm ẩn.

Không chỉ vụ việc đã nêu, các vụ việc tương tự như: vụ việc quán Cafe Xin Chào của ông Nguyễn Văn Tấn ở TP. Hồ Chí Minh; doanh nhân Hoàng Minh Tiến (Hà Nội), Phùng Thị Thu (Thái Bình), Nguyễn Văn Lượng (Nam Định), Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (Cần Thơ),… cũng đầy ám ảnh.

… và quyết sách từ Chính phủ

Trong cuộc đối thoại đầu tiên giữa Thủ tướng Chính phủ - Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước - Nguyễn Xuân Phúc), các thành viên Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp cả nước vào ngày 29/4/2016, người đứng đầu Chính phủ đã khẳng định mạnh mẽ: Doanh nghiệp Việt Nam - Động lực phát triển kinh tế của đất nước!

Và trong suốt cuộc đối thoại kéo dài từ 8h đến gần 13h30, quan điểm về chủ trương “không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế” đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại đến 3 lần.

Đáng nói, ngay sau cuộc đối thoại này, ngày 16/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về “hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”, trong đó, nổi bật là mục tiêu và nguyên tắc: “Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật”. Và Nghị quyết này đã để lại những dấu ấn rất tích cực chỉ sau 1 năm ban hành.

Và tại buổi gặp gỡ của Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017, bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG cho rằng, chủ trương không hình sự hóa đã giúp các doanh nghiệp cảm thấy được pháp luật bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của mình, nâng cao tư tuy dám nghĩ dám làm, góp phần khai thác hiệu quả những lĩnh vực tiên phong, rủi ro cao. Từ đó doanh nghiệp có thể huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đồng thời giải phóng sức lao động, tạo động lực và nguồn lực cho tăng trưởng, phát triển kinh tế đất nước…

Không chỉ riêng bà Nga, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cũng đã thể hiện niềm tin vào chủ trương chống hình sự hóa và cho rằng, đây như là một sự “cởi trói” thực sự, giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro, đặc biệt rủi ro liên quan tới vấn đề hình sự.

Đặc biệt, trước những khó khăn, “sóng gió”, chủ trương “không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế”, tiếp tục được khẳng định như một cam kết đồng hành, bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Có thể bạn quan tâm

  • Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế: Tạo điều kiện khắc phục… sai phạm

    Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế: Tạo điều kiện khắc phục… sai phạm

    04:10, 27/04/2022

  • Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế: Góp phần ổn định tâm lý thị trường

    Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế: Góp phần ổn định tâm lý thị trường

    04:10, 26/04/2022

  • Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế: Bảo vệ các nhà đầu tư… chân chính

    Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế: Bảo vệ các nhà đầu tư… chân chính

    04:10, 25/04/2022

  • Lành mạnh thị trường, nhưng không… “hình sự hóa”

    Lành mạnh thị trường, nhưng không… “hình sự hóa”

    04:15, 24/04/2022

  • Vụ một giám đốc ở Bắc Giang 10 năm kêu oan: Dấu hiệu hình sự hoá quan hệ kinh tế

    Vụ một giám đốc ở Bắc Giang 10 năm kêu oan: Dấu hiệu hình sự hoá quan hệ kinh tế

    03:30, 22/04/2022

GIA NGUYÊN