Báo động vi phạm pháp luật về đê điều (Kỳ 6): Luật pháp chưa “bám sát” thực tiễn?

GIA NGUYỄN - NGUYỄN GIANG 04/10/2020 04:50

Dù được đánh giá là một trong những lĩnh vực cấp thiết, cần phải quan tâm, thế nhưng, thực tiễn vi phạm pháp luật về đê điều vẫn ngày một gia tăng.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, sau hàng loạt phản ánh về tình trạng loạn vi phạm đê điều trên địa bàn, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã có văn bản số 8069/VP-KT ngày 18/9/2020 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch Thường trực – Nguyễn Văn Sửu, chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương vào cuộc xử lý. Đáng nói, tiếp tục thông tin về vấn đề này, điều khiến dư luận đặc biệt quan ngại khi nguyên nhân dẫn đến vi phạm tiếp tục gia tăng, lại xuất phát từ việc Luật Đê điều được ban hành chưa bám sát thực tiễn(?).

fdfgh

Văn bản số 8069/VP-KT ngày 18/9/2020 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Nguyễn Văn Sửu về việc phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí.

Chi phí lớn, khó di dời…

Ngày 29/9, thông tin với Diễn đàn Doanh nghiệp, Trưởng phòng Quản lý đê điều – Phạm Quang Đông cho biết: Sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố, Chi cục Đê điều đã có những văn bản thông báo, đôn đốc đến một số địa phương đang có vi phạm, tổng hợp nội dung, số liệu báo cáo lãnh đạo Thành phố và sẽ có văn bản thông tin phản hồi gửi tới cơ quan báo chí.

Ông Đông khẳng định, ở tỉnh nào không biết, riêng Hà Nội không bao giờ giấu vi phạm, hàng tháng Chi cục Đê điều đều tiến hành rà soát, thống kê những vi phạm phát sinh, những vụ việc đã được xử lý, từ 20/12/2019 tới nay số vụ vi phạm là 51, đã xử lý được 9 vụ, còn tồn 42 vụ, ngoài ra, trong năm nay cũng xử lý được 31 vụ việc tồn tại từ các năm trước.

"Hệ thống đê điều của TP Hà Nội là hệ thống lớn, đi qua địa bàn của 26/30 quận, huyện, thị xã với 224/584 xã, phường, thị trấn ven đê; trong đó có 11 đơn vị hành chính cấp xã nằm hoàn toàn ngoài bãi sông (khoảng 141.624 hộ dân với 564.545 nhân khẩu); khu vực bãi sông cũng rất lớn 35.653ha nên công tác quản lý cũng có nhiều cái vướng, chưa kể tuyến đê của Hà Nội tồn tại rất lâu đời, nên nhiều phần diện tích nằm trong khu vực vi phạm đã được cấp sổ đỏ…", ông Đông nói.

Nằm trong diện “nổi cộm” cần quan tâm xử lý, thế nhưng, những vi phạm tại tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ vẫn ngang nhiên tồn tại, thách thức dư luận, bất chấp “chỉ đạo”.

Nằm trong diện “nổi cộm” cần quan tâm xử lý, thế nhưng, những vi phạm tại tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ vẫn ngang nhiên tồn tại, thách thức dư luận, bất chấp “chỉ đạo”.

Cũng theo ông Đông, nếu thực hiện đúng Luật Đê điều quy định thì sau 2 năm có hiệu lực, phải di dời vi phạm ra khỏi khu vực bảo vệ đê, tuy nhiên, với những con số về địa bàn và nhân khẩu như đã nêu, thực hiện di dời thì chi phí cho việc này là quá lớn, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự.

Ông Đông đánh giá, thời điểm Luật được ban hành chưa bám sát với thực tiễn đang tồn tại(?).

Vẫn còn nhiều vi phạm… “nổi cộm”!

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan đến từ lịch sử và Luật được ban hành còn “xa vời” thực tiễn, Trưởng phòng Quản lý Đê điều cũng thừa nhận: về mặt chủ quan, do mật độ, nhu cầu sử dụng lớn, các quận, huyện ven sông vẫn chưa thể bao quát hết được…(?).

Đáng nói, ngoài những vi phạm phát sinh có chiều hướng gia tăng, còn tồn đọng chưa thể xử lý được thì một số thực trạng “nổi cộm” cũng chưa được lãnh đạo chính quyền địa phương quyết liệt, nghiêm túc thực hiện.

Tại báo cáo số 1389/BC-CCĐĐ ngày 24/9/2020, một số địa phương vẫn tồn tại các vi phạm “nổi cộm” cần quan tâm xử lý như: vi phạm tại các cuối ngõ 1,5,9 và 11 tập thể F361, An Dương, phường Yên Phụ hay cuối ngõ 76 An Dương, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ; Tình trạng đổ phế thải, tập kết, trung chuyển, kinh doanh vật liệu xây dựng với quy mô lớn tại quận Hoàng Mai; Tình trạng đổ đất, phế thải san lấp mặt bằng lấn chiếm lòng sông Cà Lồ tại xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn;…

Cùng với đó, một số quận, huyện khác như: Phúc Thọ, Thường Tín, Phú Xuyên, Đông Anh, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, cũng được chỉ mặt điểm tên, đôn đốc, thế nhưng, vẫn “phớt lờ” chỉ đạo, ngang nhiên để sai phạm tồn tại.

Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!

Có thể bạn quan tâm

  • “Loạn” vi phạm đê điều ở Hà Nội: Cần “xử điểm” để răn đe

    “Loạn” vi phạm đê điều ở Hà Nội: Cần “xử điểm” để răn đe

    04:50, 24/09/2020

  • "Loạn” vi phạm Luật Đê điều ở Hà Nội: Thành phố quyết liệt vào cuộc…

    11:56, 23/09/2020

  • Xử lý nghiêm các vi phạm đê điều

    Xử lý nghiêm các vi phạm đê điều

    12:00, 12/09/2020

  • “Loạn” vi phạm Luật Đê điều ở Hà Nội: Vì sao lãnh đạo quận Tây Hồ im lặng?

    “Loạn” vi phạm Luật Đê điều ở Hà Nội: Vì sao lãnh đạo quận Tây Hồ im lặng?

    05:20, 02/09/2020

GIA NGUYỄN - NGUYỄN GIANG