“Loạn” vi phạm đê điều ở Hà Nội: Cần “xử điểm” để răn đe

Diendandoanhnghiep.vn Trước tình trạng vi phạm đê điều trên địa bàn Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, với số vụ vi phạm phát sinh lớn, một số chuyên gia cho rằng, cần thiết phải xử điểm để răn đe…

hihi

Một Bãi tập xe tại phường Nhật Tân có dấu hiệu lấn chiếm hành lang thoát lũ - Ảnh: (Gia Nguyễn/DĐDN)

Số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội, từ đầu năm 2020 đến tháng 8/2020 cho thấy, tình hình vi phạm đê điều trên địa bàn Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp. Số vụ vi phạm phát sinh lớn, nhưng việc xử lý chưa thật sự quyết liệt. Theo đó, từ ngày 21/12/2019 đến ngày 20/7/2020, trên địa bàn thành phố đã phát sinh tổng số 39 vụ việc vi phạm. Mặc dù vậy, cơ quan chức năng mới xử lý được 04 vụ, tồn đọng 35 vụ vi phạm. Riêng trong tháng 7 xuất hiện thêm  06 vụ vi phạm pháp luật về đê điều.

Nổi cộm nhất hiện nay phải kể đến địa bàn quận Tây Hồ, cụ thể, tại các ngõ 1,5,9,11 Tập thể F361, An Dương, phường Yên Phụ, thay bằng các vi phạm lều lán tạm bợ, lấn chiếm hành lang thoát lũ là hàng loạt biệt thực nhà vườn, công trình kiên cố ngang nhiên “mọc” lên, thế nhưng, từ UBND các phường cho tới UBND quận Tây Hồ vẫn “ngó lơ”, có dấu hiệu “bao che”, tiếp tay cho sai phạm tồn tại?

Nguyên nhân được đưa ra là việc ngăn chặn, xử lý vi phạm đê điều chưa thật sự kiên quyết, dứt điểm, trong khi chính quyền địa phương chưa giám sát, quản lý sâu sát địa bàn. Việc tồn tại số lượng lớn vi phạm pháp luật về đê điều là mối đe dọa đến sự an toàn của các tuyến đê; gây ách tắc, thu hẹp dòng chảy, gây khó khăn cho việc tiêu thoát nước, ảnh hưởng công tác phòng, chống lụt bão.

hihi

Một công trình vẫn đang vừa quây tôn vừa xây dựng tại ngõ 1, khu tập thể F361 đường An Dương, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội. (Ảnh: Gia Nguyễn/DĐDN)

Có thể thấy, những thực tế này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải mạnh tay trong việc xử lý toàn bộ số vi phạm đang tồn đọng; đồng thời có giải pháp kiên quyết, khả thi để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm phát sinh mới.

Nhiệm vụ đã rất rõ, song trước hết, cần rà soát các phương án quản lý, sử dụng đất ở bãi sông, số lượng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều phải di dời và xây dựng phương án, lộ trình di dời khả thi để thực hiện. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền sâu rộng những quy định về bảo vệ công trình đê điều, công trình thủy lợi để người dân hiểu và chấp hành; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý trước khi xây dựng công trình ven hành lang bảo vệ đê…

hihii

Tuyến đê cấp đặc biệt bảo vệ Thủ đô trên địa bàn quận Tây Hồ trong quá trình dừng thi công cao điểm mưa lũ không có biện pháp đảm bảo an toàn. (Ảnh: Gia Nguyễn/DĐDN)

Đồng thời, cơ quan chức năng cần tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, mở các đợt cao điểm xử lý vi phạm, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh. Đặc biệt, phải chấm dứt ngay việc cho thuê đất không đúng quy định; kiên quyết thu hồi diện tích đất bãi sông sử dụng sai mục đích, các bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông hoạt động trái phép, không nằm trong quy hoạch. Riêng với những vi phạm cấu thành hành vi phạm tội cần xử lý hình sự thay vì xử lý hành chính. 

Và điều quan trọng là, phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn trong việc để xảy ra các vụ vi phạm và kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn mình phụ trách. Việc xây dựng phương án, lộ trình cưỡng chế, giải tỏa các công trình không hợp pháp trong phạm vi bảo vệ đê điều cần được xem là một trong những tiêu chí xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn. Có như vậy mới tránh được tình trạng “đùn đẩy” trách nhiệm, dẫn tới vi phạm không được xử lý dứt điểm.

Theo đại diện Vụ Quản lý đê điều (Tổng cục Phòng, chống thiên tai), cần phải phân rõ, gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở; tăng chế tài xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật đê điều là những giải pháp quan trọng để xử lý dứt điểm tình trạng “nhờn luật”.

Đối với các vi phạm nghiêm trọng nếu xác định đủ điều kiện cấu thành tội phạm, cần khởi tố hình sự theo quy định củ Bộ luật Hình sự để tạo tính răn đe”, đại diện Vụ Quản lý đê điều chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Loạn” vi phạm đê điều ở Hà Nội: Cần “xử điểm” để răn đe tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713524204 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713524204 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10