Chiến thắng "tử thần" (Kỳ 2): Có một Apple "chết hụt"...
Có lẽ rất nhiều người có thể sẽ bị “sốc” khi biết rằng một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, Apple đã từng đứng trước bờ vực phá sản. Nhưng rồi họ đã “trở lại và lợi hại hơn xưa”.
>>>Microsoft vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới
Từ bước chân “bên bờ vực” của Apple…
Vào những năm 1985, Apple là một công ty công nghệ với những sản phẩm mà mọi người … chẳng mấy quan tâm, như Macintosh TV và Macintosh IIvi. Tạp chí Time nổi tiếng đã từng bày tỏ sự thất vọng của mình khi gọi công ty là “một mớ hỗn độn không có tầm nhìn chiến lược và chắc chắn là không có tương lai”.
Ở thời điểm đó, Apple được cho là đã “cận kề cái chết”, với những tổn thất lớn và không có sản phẩm khả thi nào để đưa họ hoạt động trở lại. Tất cả bắt đầu với việc Steve Jobs, người đã thành lập công ty, bị lật đổ.
Trong khi Jobs tuyên bố rằng ông đã bị John Sculley, Giám đốc điều hành Apple lúc đó, sa thải vì bất đồng về cách cứu công ty trong thời kỳ doanh thu kém. Còn Sculley lại cho biết, Jobs chưa bao giờ bị sa thải nhưng đã bị yêu cầu từ chức.
Sau khi Steve Jobs ra đi, Apple đã phải trải qua những vấn đề nghiêm trọng, doanh số bán hàng kém, các vấn đề về quản lý, v.v. đặc biệt là vào những năm 1995-1996. Apple thời điểm đó cho thấy thiếu sự đổi mới và đã vướng vào khoản nợ chồng chất lên tới gần 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, mọi thứ đã trở nên tốt đẹp hơn khi Apple mua lại Next, một công ty khác do Steve Jobs thành lập và lãnh đạo. Việc mua lại có nghĩa là Steve Jobs sẽ được quay trở lại Apple để tiếp tục chèo lái. Nhưng kể cả khi Jobs trở lại, công ty do ông đồng sáng lập và sau đó bị lật đổ, gần như phá sản. Họ bị tụt xuống vị trí thứ 273 trong danh sách 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ của Fortune, với trị giá 2 tỷ USD.
Trên thực tế thì Apple chưa bao giờ bị phá sản, họ chỉ “đặt một chân bên bờ vực”, và đã được cứu.
Trong hội nghị Macworld Boston năm 1997, Jobs tiết lộ rằng Apple đã đạt được thỏa thuận với Microsoft. Theo đó, “gã khổng lồ” công nghệ đã mua cổ phiếu không có quyền biểu quyết trị giá 150 triệu USD của Apple mà họ hứa sẽ không bán trong ba năm tới. Khoản đầu tư này đã giúp Apple thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian đó.
Năm 1997, tạp chí Time đã đăng một câu chuyện độc quyền về “Apple-Microsoft Deal”. Trang bìa của tạp chí trích lời Steve Jobs cảm ơn Bill Gates vì đã cứu Apple.
>>>Ông chủ thực sự đứng sau Apple
>>>Động thái mới của Apple!
Đến những nỗ lực của Steve Jobs và Apple
Vào thời điểm đó, khi Microsoft bước vào và giơ bàn tay ra níu giữ sự sống còn của Apple, rất nhiều người cho rằng, Jobs đã bán những thứ mà ông có được chỉ để lấy một ít tiền mặt. Tuy nhiên, Jobs đã nói rằng điều quan trọng tại thời điểm đó là “đưa công ty trở lại trạng thái bình thường”.
"Chúng ta phải bỏ quan niệm rằng Apple thắng thì Microsft sẽ thua. Chúng ta phải chấp nhận quan điểm rằng để Apple trở lại, chúng ta cần tất cả sự giúp đỡ...”
Sau đó, Apple dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính khi tập trung vào đổi mới sản phẩm. Tuy rằng, mọi thứ hầu như không được cải thiện trong một sớm một chiều. Apple đã tìm thấy tương lai bằng cách rời bỏ trọng tâm ban đầu là việc tập trung vào máy tính để bàn. Thay vào đó, họ quyết định đa dạng hóa, bổ sung các mặt hàng như iMac, iPod và iPhone vào phạm vi của mình.
Năm 1998, những chiếc iMac đầu tiên xuất hiện, với màu sắc cầu vồng và vỏ bong bóng kết hợp bộ phận xử lý và màn hình của máy tính trong một gói kiểu dáng đẹp. Năm 2001, những chiếc iPod đầu tiên xuất hiện. Đến năm 2006, một năm trước iPhone nguyên bản, Apple được định giá 60 tỷ USD. Bốn năm và một cuộc cách mạng điện thoại di động sau đó, vào tháng 5 năm 2010, giá trị vốn hóa thị trường của công ty đã vượt qua Microsoft.
Sau này, khi nhìn lại hành trình tìm lại mình của Apple, giới chuyên gia nhận định, chuyên môn của Jobs là sử dụng công nghệ mới nổi và phổ biến nó, trong khi Apple thống trị vì họ đã nhiều lần “phát minh lại” ngành công nghiệp âm nhạc, điện thoại di động và máy tính.
Tuy nhiên, tất cả họ đều có chung một nhận định rằng, để Apple trở thành một công ty giá trị nhất hành tinh, sự trở lại đúng thời điểm của Steve Jobs và ba bước chiến lược thiên tài của ông mới là điểm cốt lõi trong sự phát triển ngày nay của “táo khuyết”.
Thứ nhất là chiến lược “ngủ với kẻ thù”: Jobs đã nhận 150 triệu USD tiền mặt từ đối thủ Microsoft để đổi lấy quyền phát hành Microsoft Office và Internet Explorer trên Macintosh.
Thứ hai là “thay đổi mô hình”: Jobs quay lưng lại với tầm nhìn ban đầu thất bại của Apple về một công ty chỉ sử dụng máy tính và bắt đầu tạo ra nền tảng của sự thay đổi này bằng các sản phẩm iMac, iPod và iPhone.
Thứ ba là “đập tan các rào cản”: Vào thời điểm mà sự khôn ngoan thông thường đề nghị loại bỏ bất động sản chứ không phải mua nó, Jobs đã mở Apple Stores - đặt sản phẩm của mình lên vị trí trung tâm.
Ngày nay, Apple là một trong những thương hiệu lớn nhất thế giới, nhưng cái cách mà họ "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" mới là thứ người ta thường nhắc đến.
Có thể bạn quan tâm
Microsoft vượt qua Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới
05:03, 31/10/2021
Bộ đôi chip M1 Max và M1 Pro của Apple có gì?
13:41, 19/10/2021
Vì sao Hàn Quốc thay đổi thái độ với Google, Apple?
06:40, 05/10/2021
Vì sao Apple rơi vào cuộc khủng hoảng bê bối nội bộ?
04:07, 04/10/2021
Ông chủ thực sự đứng sau Apple
02:00, 22/09/2021
Cơn giận của Steve Jobs và bài học dành cho startup
05:23, 19/10/2021
Phong cách làm việc khác người của Steve Jobs và Einstein
00:14, 18/03/2021
Quan điểm của Steve Jobs về người thông minh
17:13, 08/03/2021