Apple liệu có mở rộng tại Việt Nam?

NGUYỄN CHUẨN 20/05/2022 05:00

Mới đây, CEO Tim Cook của Apple đã có cuộc trò chuyện thân mật với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính nhân chuyến thăm của ông tại trụ sở Apple Park ở Cupertino, California.

>>>Những kết quả nổi bật trong chuyến công tác đặc biệt của Thủ tướng

Thủ tướng và CEO Apple

Trên thực tế, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Hoa Kỳ đã tạo cơ hội cho người đứng đầu Chính phủ Việt Nam thảo luận với những lãnh đạo hàng đầu của các tập đoàn công nghệ lớn toàn cầu có trụ sở tại Mỹ, như Apple, Google, Microsoft và Intel.

Thủ tướng thăm và làm việc với các công ty công nghệ toàn cầu.

Thủ tướng thăm và làm việc với các công ty công nghệ toàn cầu.

Theo một bản tin của 9to5Mac cho biết, các cuộc trao đổi với các công ty ở Thung lũng Silicon này được cho là nhằm khuyến khích các nhà lãnh đạo trong ngành công nghệ toàn cầu mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, một trong những điểm đến hứa hẹn nhất châu Á.

Trong đó, Thủ tướng đã có cuộc gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao nhất của Apple, “gã khổng lồ” công nghệ, công ty giá trị nhất toàn cầu, và không ai khác người tiếp đón ông là Tim Cook.

Cuộc thảo luận giữa Giám đốc điều hành Apple và Thủ tướng xoay quanh các kế hoạch tạo ra một "môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và dựa trên thị trường" ở Việt Nam, điều này được cho là sẽ giúp các công ty Mỹ như nhà sản xuất iPhone mở rộng ra thị trường châu Á.

Trong cuộc gặp với Cook, Thủ tướng cũng đề cập đến sự hợp tác của Việt Nam và Hoa Kỳ trên các khía cạnh như thương mại, đầu tư và tài chính. Nhưng trên hết, Thủ tướng cũng nhân cơ hội nói với CEO Apple rằng các sản phẩm của “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ đang có được sự ưu ái nhất định tại Việt Nam, trong đó người dân, bất kể tuổi tác, đang sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Có một sự thật khá bất ngờ, trong khi “gã khổng lồ” xứ Cupertino đang nhận được sự chào đón nồng nhiệt của người tiêu dùng công nghệ tại Việt Nam, nhưng họ lại không có bất kỳ nhà máy nào ở nơi mà nhiều chuyên gia đang gọi là “điểm đến công nghiệp” toàn cầu.

Apple có khoảng hơn 30 công ty trong chưỡi cung ứng tại Việt Nam.

Apple có khoảng hơn 30 công ty trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Thay vào đó, theo một báo cáo gần đây của Mac Rumors, Việt Nam là nơi tập trung của hơn 30 công ty trong chuỗi cung ứng của Apple, đáp ứng việc sản xuất hầu hết các sản phẩm của “táo khuyết”. Các công ty này chịu trách nhiệm lắp ráp các bộ phận khác nhau của các thiết bị Apple, cùng với khoảng 160.000 nhân công.

Có lẽ vậy, nên theo như tất cả những gì đã được trao đổi trong cuộc gặp gỡ thân mật giữa Thủ tướng và CEO của Apple cho thấy, đã có một “lời mời và sự hứa hẹn” đáng kể giữa người đứng đầu Chính phủ Việt Nam và lãnh đạo của Apple.

Thủ tướng trao đổi với Tim Cook rằng, Việt Nam luôn quan tâm đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Apple tại đây. Ông cũng chỉ ra cách Việt Nam có thể trở thành thị trường kiểu mẫu cho Apple trong khu vực. Ngoài ra, Thủ tướng cũng cho rằng, Việt Nam cũng có thể giúp đỡ gã khổng lồ công nghệ này phát triển hơn nữa lượng khách hàng của mình tại khu vực châu Á.

>>>Apple: “Sự trở lại của nhà vua”!

>>>Apple đạt vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ USD

Nhưng, Apple liệu có mở rộng tại Việt Nam?

Trên thực tế, mặc dù không có nhà máy lắp ráp các sản phẩm tại Việt Nam, nhưng chuỗi cung ứng của Apple đang được cung cấp bởi những cái tên không xa lạ gì, Foxconn, Pegatron, Luxshare hay là Wistron.

Một nhà máy của Foxconn.

Một nhà máy của Foxconn.

Đặc biệt Foxconn, nhà sản xuất Đài Loan là đối tác lớn nhất, lâu đời nhất và là tâm điểm trên bản đồ cung ứng của Apple. Năm ngoái, nhà cung ứng của Apple này đã có giấy phép xây dựng nhà máy trị giá 270 triệu USD tại Việt Nam, nâng tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD tại Việt Nam kể từ khi bắt đầu hoạt động từ năm 2007.

Theo Forbes, Foxconn đang thực hiện phần lớn việc lắp ráp iPad và MacBook cho Apple tại Trung Quốc, nơi họ có 12 nhà máy ở 9 thành phố, nhưng bắt buộc phải chuyển một số công việc sang Việt Nam theo yêu cầu của gã khổng lồ công nghệ Mỹ.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến các công ty đa dạng hóa ngành sản xuất tránh xa Trung Quốc, nơi Mỹ đã áp thuế sang các nước khác. Việc yêu cầu một số nhà cung cấp chuyển sang Việt Nam cũng sẽ cho phép Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình khi đặt nhà sản xuất sản phẩm của mình ở các quốc gia khác.

Mặc dù chưa có bất cứ một bản cam kết nào cho việc Apple sẽ mở rộng tại Việt Nam. Nhưng, theo như các chuyên gia phân tích cho biết, cuộc thương chiến Mỹ - Trung thực sự đã khiến Apple thất vọng vì quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong khi sản xuất tại Việt Nam lại rất ổn định với chi phí lao động thấp và gần nguồn nguyên liệu ở Trung Quốc, cũng như sự hỗ trợ của chính phủ đối với đầu tư nước ngoài.

Rất có thể, sau cuộc gặp sẽ là một bước đi mở rộng của Apple tại Việt Nam?

Có thể bạn quan tâm

  • Liệu Apple có cho thuê… iPhone?

    Liệu Apple có cho thuê… iPhone?

    04:01, 30/03/2022

  • Apple: “Sự trở lại của nhà vua”!

    Apple: “Sự trở lại của nhà vua”!

    04:15, 30/01/2022

  • Apple đạt vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ USD

    Apple đạt vốn hóa thị trường 3 nghìn tỷ USD

    12:00, 04/01/2022

  • Con đường lên 3.000 tỷ USD của Apple

    Con đường lên 3.000 tỷ USD của Apple

    04:00, 17/12/2021

  • Chiến thắng

    Chiến thắng "tử thần" (Kỳ 2): Có một Apple "chết hụt"...

    05:10, 21/11/2021

NGUYỄN CHUẨN