Định hình thương hiệu nhìn từ gạo Việt
Bộ NN&PTNT vừa chính thức công bố logo nhận diện thương hiệu gạo Việt trên thị trường quốc tế. Dù muộn, gạo Việt đã để lại bài học đắt giá trong xu hướng hội nhập.
Ngoài Thái Lan, trên thị trường gạo quốc tế còn xuất hiện những đối thủ mới của Việt Nam là Campuchia và Myanmar.
Con đường gạo gian nan
Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng chịu nhiều cay đắng nhất của Việt Nam. Vấn đề được quan tâm bao trùm là sản lượng gạo nhất nhì thế giới nhưng bất ổn về giá!
Có thể bạn quan tâm
Startup Hoa Nắng ước mơ đưa hạt gạo Việt ra thế giới
09:17, 13/11/2018
Nâng "chất" gạo Việt cách nào?
02:20, 11/11/2018
Nhiều thách thức cản bước hạt gạo Việt
02:00, 31/10/2018
Gạo Việt đã chuyển mạnh theo hướng chất lượng
11:00, 11/10/2018
Gạo Việt hiện diện tại 150 nước nhưng vẫn thiếu thương hiệu
03:12, 11/10/2018
Một vấn đề muôn năm cũ đó là tồn kho, bị ép giá và phụ thuộc quá lớn vào thị trường truyền thống ở châu Á như Trung Quốc (chiếm 45% thị phần), Philippines, Indonesia…, trong khi đó việc mở rộng thị trường mới diễn ra rất chậm.
Nguyên nhân cuối cùng là vấn đề chất lượng. Mỗi năm nước ta xuất khẩu được khoảng 8 triệu tấn gạo, nhưng trong đó 70% là gạo phẩm cấp thấp. Rào cản chất lượng không cho phép gạo Việt tiếp cận các thị trường khắt khe như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Đông.
Và không chỉ thất thế trên thị trường quốc tế, gạo Việt còn có nguy cơ thua ngay trên sân nhà khi người tiêu dùng ngày càng thông minh.
Thương hiệu là vấn đề sống còn
Khái niệm thương hiệu nói chung và thương hiệu gạo Việt nói riêng bao hàm rất nhiều vấn đề, như uy tín, chất lượng, kinh nghiệm... Vì thế, dù gạo đã có thương hiệu nhưng chưa đủ để giải quyết được vấn đề cốt lõi hiện nay: nâng cao giá trị hàng hàng hóa sản phẩm.
Hạt gạo Việt Nam hiện qua nhiều khâu trung gian, cần rút ngắn khoảng cách này để tiền phải chảy vào túi nông dân, như vậy mới kích thích sản xuất và tiêu thụ gạo.
Xây dựng thương hiệu đã khó, để bảo vệ và phát triển thương hiệu còn khó hơn, nó không phải là nhiệm vụ của riêng ai. Nếu chúng ta không có cái nhìn nghiêm túc về chất lượng và uy tín thì thương hiệu không có ý nghĩa gì.
Khâu cuối cùng mang tính đột phá không thể thiếu đó là khoa học kỹ thuật, yếu tố này không thể không có sự tham gia của khu vực tư nhân với tư cách động lực kinh tế trong xu thế hiện nay.