Samsung SDS “ồ ạt” tuyển quân: Cơ hội cho nhân sự Việt Nam?
Một cơ hội tuyển dụng rất tốt cho các nhân sự có trình độ trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam để có thể trực tiếp trở thành những người chịu trách nhiệm phát triển các dịch vụ CNTT của Samsung.
Tuần trước, nhà cung cấp giải pháp tích hợp hệ thống (SI) hàng đầu Hàn Quốc, Samsung SDS cho biết, họ đang đặt mục tiêu vào cuối năm nay sẽ tăng con số nhân sự lên đến 4.000 người tại các trung tâm dịch vụ toàn cầu (GDC) ở Việt Nam, Ấn Độ, những người chịu trách nhiệm phát triển các dịch vụ CNTT ở các quốc gia địa phương.
Theo đó, Samsung SDS sẽ tăng gấp đôi số lượng nhà phát triển tại Việt Nam và Ấn Độ, để đối phó với nhu cầu bảo trì công nghệ ngày càng tăng tại các nhà máy ở nước ngoài của Samsung Electronics và trong bối cảnh đang có một sự thiếu hụt nhân sự trong nước.
Nên nhớ, đây là mức tăng trưởng rất lớn khi mà năm 2014, công ty mới chỉ có hơn 100 nhân sự GDC.
Trên thực tế, Samsung SDS là một công ty con của Samsung Electronics, chịu trách nhiệm chính về các hoạt động hệ thống cho các công ty thuộc tập đoàn, được thành lập vào năm 1985.
Trong những năm đầu tiên, công ty đã hợp nhất dịch vụ và cung cấp sản phẩm. Đến năm 2014, công ty bắt đầu mở rộng sang các doanh nghiệp bao gồm truyền thông qua máy tính, tích hợp hệ thống và các doanh nghiệp ươm tạo Internet.
Một số nhà lãnh đạo CNTT đã được đào tạo ra từ công ty, bao gồm người sáng lập Naver của Hàn Quốc. Naver sở hữu ứng dụng nhắn tin miễn phí Line rất phổ biến ở Nhật Bản và các nước châu Á khác.
Mục tiêu hiện tại của công ty là mở rộng đáng kể hoạt động kinh doanh với các khách hàng bên ngoài bằng cách khai thác bí quyết và chuyên môn tích lũy được thông qua quan hệ với các công ty trong nhóm hỗ trợ các vấn đề như nâng cao năng suất thông qua hệ thống những cải tiến.
Ngoài ra, họ cũng tập trung vào các hoạt động của hệ thống hậu cần theo hợp đồng và các công nghệ bảo mật được sử dụng để liên kết hệ thống xác thực dấu vân tay cho tai nghe di động.
Các cổ đông chính của Samsung SDS không chỉ bao gồm các công ty thuộc tập đoàn như Samsung Electronics mà còn có Lee Jae-yong, phó chủ tịch Samsung Electronics, nhà lãnh đạo thế hệ thứ ba của gia đình sáng lập. Đây là một trong số ít các công ty trong tập đoàn mà gia đình sáng lập này trực tiếp sở hữu cổ phiếu. Do đó, có thể coi họ là một đơn vị cốt lõi của toàn bộ tập đoàn.
Nhìn chung, Samsung SDS, được coi là một trong những tổ chức truyền thông của Samsung, nhưng đặc biệt quan trọng đối với Samsung với tư cách là một tổ chức. Lý do còn là vì họ là công ty con có khả năng nhanh chóng áp dụng các mô hình kinh doanh kỹ thuật số sáng tạo độc đáo dựa trên các công nghệ kỹ thuật số hiện đại, bao gồm di động, phương tiện truyền thông xã hội, cảm biến và công nghệ đám mây…
Gần đây, Samsung SDS đã xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng máy tính để bàn ảo (VDI) cho các GDC với sự hợp tác của Tilon. Tilon VDI là một hệ thống làm việc từ xa, cho phép truy cập đồng thời lên đến 300 người. Samsung SDS cũng trở thành cổ đông lớn nhất của nhà cung cấp giải pháp CNTT số 2 Việt Nam CMC vào năm 2019 để tận dụng thị trường là trung tâm sản xuất dịch vụ CNTT và đầu tư sinh lợi.
Chính vì vậy, đây có thể được coi là cơ hội tuyển dụng rất tốt cho các nhân sự có trình độ, tay nghề trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam để có thể trực tiếp trở thành những người chịu trách nhiệm phát triển các dịch vụ CNTT ở các quốc gia địa phương của “gã khổng lồ” Samsung Electronics.
Một quan chức của công ty cho biết: “Samsung SDS đang nỗ lực để đảm bảo nhân lực công nghệ ở nước ngoài tại Việt Nam và Ấn Độ”.
Trong khi Samsung SDS cho biết, việc mở rộng lực lượng lao động GDC ở nước ngoài không liên quan gì đến việc mở rộng nhà máy, nhưng một số nhà quan sát trong ngành tin rằng công ty sẽ bổ sung một số lượng lớn các kỹ sư và nhà phát triển tại Việt Nam để giúp tăng cường năng lực sản xuất của Samsung Electronics, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thiết bị có thể gập lại.
Tuy nhiên, các nhà quan sát trong ngành khác lại cho rằng, việc Samsung SDS tuyển dụng mạnh mẽ lao động ở nước ngoài là một phần trong nỗ lực nhằm đối phó với tình trạng chi phí lao động tăng nhanh trong nước. Mức lương trung bình hàng năm của Samsung SDS đã tăng 1,5 lần trong thập kỷ qua lên 99 triệu won (84.579 USD) vào năm 2020.
Có thể bạn quan tâm
Samsung Việt Nam tìm cơ hội kết nối đầu tư tại Thái Bình
12:27, 21/10/2021
Samsung đạt lợi nhuận tốt nhất trong 3 năm, Samsung Việt Nam đóng góp lớn
04:40, 09/10/2021
“Tham” như Samsung!
04:37, 27/08/2021
Samsung đẩy mạnh đầu tư hơn 200 tỷ USD cho... chip
02:50, 26/08/2021
Thái tử Samsung trở lại có "lợi hại hơn xưa"?
04:00, 14/08/2021