Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani "đặt cược" vào năng lượng xanh
Doanh nhân Ấn Độ Gautam Adani đã trở thành người giàu nhất châu Á với tài sản trị giá 90,1 tỷ USD, theo tính toán Tỷ phú theo thời gian thực của Forbes, và là người giàu thứ 10 trên thế giới.
>>>Cú ngược dòng của ông chủ Tommy Hilfiger
Theo ước tính của Forbes, ông đã vượt xa tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani, người đứng đầu Reliance Industries. Ambani trước đây là tỷ phú châu Á giàu nhất.
Người đặt nền tảng cho bến cảng lớn nhất Ấn Độ
Đam mê kinh doanh ngay từ nhỏ, nên tới năm 2 đại học, Gautam chấp nhận bỏ dở để theo đuổi nghiệp buôn bán. Khi đó, trong tay ông chỉ có vỏn vẹn 100 rupee. Sau vài năm làm nhân viên phân loại kim cương, ông thành lập công ty môi giới kim cương của riêng mình mang tên Zaveri Bazzar tại ngay trung tâm trang sức sầm uất nhất Mumbai.
Năm 1985, ông về quản lý nhà máy cho anh trai ở Ahmedabad và bắt đầu nhập khẩu nhựa PVC cung cấp cho các ngành công nghiệp quy mô nhỏ. Đến năm 1988, vị doanh nhân này thành lập Adani Exports Limited, công ty mẹ của Tập đoàn Adani, chuyên kinh doanh các mặt hàng nông nghiệp và năng lượng.
Nhanh chóng phất lên như diều gặp gió, Adani Group trở thành đế chế hùng mạnh trên nhiều lĩnh vực, từ năng lượng, khai thác than, phân phối dầu khí đến cảng biển. Năm 1995, Gautam Adani đàm phán thành công và giành quyền xây dựng cảng biển Mundra tại Gujarat, đưa cảng này trở thành cảng biển tư nhân lớn nhất Ấn Độ.
Năm 1988, ông thành lập Adani Enterprises, tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Năm 1994, Adani Enterprises đã được chính quyền bang Gujarat chấp thuận thành lập một bến cảng để xếp dỡ hàng hóa của chính công ty tại Cảng Mundra. Ông đã xây dựng "cầu nối" giữa đường sắt và đường bộ bằng cách đàm phán riêng với hơn 500 chủ đất trên khắp Ấn Độ để tạo ra cảng lớn nhất ở Ấn Độ.
Tập đoàn Adani của ông bao gồm một tổ hợp các lĩnh vực kinh doanh từ sản xuất và truyền tải điện, dầu ăn đến bất động sản và than đá. Tập đoàn này có sáu công ty niêm yết ở Ấn Độ, trong đó có giá trị nhất là Adani Green Energy Ltd, cổ phiếu của công ty này đã tăng 77% trong năm qua.
Nói về động lực kinh doanh của mình, doanh nhân tuổi Dần Gautam Adani cho biết: “Trở thành một doanh nhân là công việc mơ ước của tôi vì nó kiểm tra sự kiên trì của mỗi người. Tôi không bao giờ có thể nhận lệnh từ bất kỳ ai”.
Lần đầu tiên ông Adani xuất hiện trong danh sách các tỷ phú thế giới của Forbes là năm 2008, với khối tài sản trị giá 9,3 tỷ USD.
- Nhà sáng lập Peloton từ chức CEO: Kỹ năng sáng lập khác với điều hành
- Người đứng sau thành công của đội tuyển Futsal Việt Nam
Tập đoàn Adani bao gồm một tổ hợp các lĩnh vực kinh doanh từ sản xuất và truyền tải điện, dầu ăn đến bất động sản và than đá. Tập đoàn này có 6 công ty niêm yết ở Ấn Độ, trong đó có giá trị nhất là Adani Green Energy Ltd, cổ phiếu của công ty này đã tăng 77% trong năm 2021 và có doanh thu hàng năm khoảng 13 tỷ USD.
Theo đuổi năng lượng xanh
Từng có dự án khai thác mỏ gây tranh cãi ở Australia, thu hút sự chú ý của nhiều nhà hoạt động khí hậu, ông trùm ngành than Ấn Độ đã chú ý đến tiềm năng của những lĩnh vực khác ngoài nhiên liệu hóa thạch. Ông dần chuyển sang lĩnh vực năng lượng tái tạo, sân bay, trung tâm dữ liệu và hợp đồng quốc phòng. Đây đều là những ưu tiên quan trọng của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đối với việc xây dựng quốc gia và đáp ứng các mục tiêu kinh tế dài hạn của đất nước.
Ông Deepak Jasani, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu bán lẻ tại Công ty Môi giới HDFC Securities (Ấn Độ) cho biết: “Tập đoàn Adani đã phát hiện và tham gia vào tất cả các lĩnh vực đúng thời điểm. Điều này đã thu hút một nhóm nhà đầu tư nước ngoài có chọn lọc tham gia. Đây là những ngành hút vốn và công ty gặp ít khó khăn trong việc huy động vốn để mở rộng”.
Hồi tháng 3-2021, Quỹ Warburg (Mỹ) cho biết, họ sẽ đầu tư 110 triệu USD để đổi lấy khoảng một nửa số cổ phần của Adani Ports và Special Economic Zone.
Là một phần trong nỗ lực xanh của mình, ông Adani đã tiết lộ kế hoạch tăng công suất năng lượng tái tạo của mình lên gần gấp 8 lần vào năm 2025. Hồi tháng 5-2021, Adani Green đã đồng ý mua mảng kinh doanh năng lượng tái tạo địa phương của SoftBank Group có giá trị lên tới 3,5 tỷ USD.
Chỉ trong vòng 3 năm, ông trùm ngành than Adani đã nắm quyền điều hành 7 sân bay và gần 1/4 lưu lượng hàng không của Ấn Độ. Tập đoàn của ông hiện sở hữu nhà điều hành sân bay, máy phát điện và nhà bán lẻ khí đốt lớn nhất đất nước trong khu vực ngoài quốc doanh.
Một số cổ phiếu niêm yết của Adani Group đã tăng hơn 600% trong 2 năm qua khi đặt cược vào việc thúc đẩy cơ sở hạ tầng và năng lượng xanh. Giới đầu tư đặt cược rằng việc tập trung cho cơ sở hạ tầng và năng lượng xanh của ông Adani sẽ được đền đáp khi Thủ tướng Modi tìm cách hồi sinh nền kinh tế 2,9 nghìn tỷ USD, cũng như phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2070.
Trong khi năm 2020 được coi là năm của tỷ phú Ambani, khi Tập đoàn Khí hóa dầu Reliance Industries của ông đã tạo ra khối tài sản hàng tỷ USD nhờ việc xoay trục sang công nghệ. Giờ đây, cả 2 tỷ phú Ấn Độ - những người đã xây dựng đế chế của mình trên nhiên liệu hóa thạch và than - đang cùng hướng tới việc thúc đẩy các dự án năng lượng xanh. Ông Ambani hứa chi 10 tỷ USD trong 3 năm tới theo một phần của kế hoạch đầu tư hơn 76 tỷ USD cho năng lượng tái tạo. Tỷ phú Adani cũng cam kết đầu tư tổng cộng 70 tỷ USD vào năm 2030 để giúp tập đoàn của ông trở thành nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Nữ Doanh nhân nghệ nhân Bùi Thị Hý: Đưa sản phẩm tinh hoa dân tộc Việt chinh phục thế giới
03:00, 13/02/2022
Đông trùng hạ thảo và câu chuyện của Thiên Phúc
03:00, 12/02/2022
Doanh nhân Huỳnh Thanh Vạn: “5 năm tới, ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ”
04:00, 11/02/2022
CEO PYS Travel Trần Sỹ Sơn: Kinh doanh cần có “lãi” hoặc phải tìm ra “lõi”
01:14, 10/02/2022
Cụ Hoàng Thị Minh Hồ: Tấm gương nhà tư sản phụng sự tổ quốc
01:28, 09/02/2022