Hiện, Thiên Phúc là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu và phát triển thành công đông trùng hạ thảo nhân tạo.
>>>"Ông trùm" thạch rau câu Long Hải: Lấy sự khác biệt để vô hiệu hóa sự cạnh tranh
Theo đuổi phát triển nấm đông trùng hạ thảo, bà Nguyễn Thị Hồng – Giám đốc Công ty CP Dược Thảo Thiên Phúc luôn nung nấu lan tỏa thành quả của mình đến được với người nông dân và cung cấp nhiều sản phẩm tăng cường sức khỏe cho mọi người cũng như góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Đi qua thất bại….
Nói về cơ duyên đến với đông trùng hạ thảo, bà Hồng cho biết, năm 2003, bà tham gia một nghiên cứu về nấm linh chi. Tình cờ bà thấy tài liệu nói đến nấm đông trùng hạ thảo nên đọc thử, càng đọc càng thấy hay. Tuy nhiên, thời điểm đó, Việt Nam chưa có cơ sở nào nuôi trồng, thậm chí chưa có tài liệu nào nghiên cứu về loại nấm này được công bố. Tuổi trẻ với sự tò mò và đầy hứng thú trước những điều mới mẻ, bà Hồng nảy ra ý tưởng nghiên cứu về đông trùng hạ thảo.
Những năm 2009 – 2010 khi mới bắt tay nghiên cứu nuôi cấy bà Hồng đã gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là khó khăn về công nghệ. Bên cạnh đó, mua giống đông trùng cũng rất khó. Bà Hồng phải tự sang Tây Tạng để mua giống cũng như học hỏi thực tế về công nghệ. Thế nhưng kết quả thu về lại gần như con số 0 khi họ chỉ bán giống, còn bí quyết nuôi, cấy đông trùng mỗi cơ sở có 1 bí quyết riêng và giấu kín, không chuyển giao. Tất cả, bà Hồng phải tự nghiên cứu và thử nghiệm.
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Hồng là một trong 63 cá nhân được Hội Nông dân Việt Nam tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2021”.
Bà Hồng cho biết, nuôi cấy đông trùng mọc thành cây khá dễ, nhưng để cây có hàm lượng cao hoạt chất cordycepin lại cực khó. Khi hoạt chất quý càng cao lên thì yêu cầu đầu tư về công nghệ, trí tuệ, giống càng khó hơn nhiều. Đã có lúc, không lường trước được sự thoái hoá đông trùng hạ thảo, cả vạn lọ bị hỏng, bà Hồng thiệt hại cả tỷ đồng. “Có những đêm âm thầm ngồi khóc, nhìn những giá thể đông trùng hạ thảo ngổn ngang lại thấy nản lòng… Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ từ bỏ tình yêu với đông trùng hạ thảo”, bà Hồng chia sẻ.
Đứng lên từ thất bại, làm đi làm lại nhiều lần, bà Hồng đã tìm ra nguyên nhân khiến nấm chết là do giống bị thoái hóa, chỉ cần thời gian chênh nhau 1–2 ngày cũng làm kết quả ngược lại hoàn toàn. Rút kinh nghiệm từ nhiều lần thất bại, bà Hồng điều chỉnh lại các thông số nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm phù hợp. Ngay sau đó, mẻ đông trùng hạ thảo đã thành công. Những lọ phôi giống đều sống và bắt đầu mọc lên những cây nấm màu vàng. Niềm vui vỡ òa...
Nỗ lực xây dựng những giá trị bền vững
Từ thành công bước đầu, bà Hồng tiếp tục xây dựng hai địa điểm nuôi cấy giống đông trùng hạ thảo để chủ động vùng nguyên liệu, một cơ sở tại xã Phú Nam An (huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) và một cơ sở tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) với tổng diện tích 15.000 m2.
Khi có nguồn nguyên liệu ổn định, Thiên Phúc cho ra đời 12 sản phẩm từ nấm đông trùng hạ thảo, cung cấp 3 triệu phôi giống cho các cơ sở vệ tinh ở các tỉnh, thành. Bên cạnh đó, xuất bán từ 20 -30 tấn đông trùng hạ thảo. Trong đó, 50% số sản phẩm được cung cấp cho các công ty chế biến dược liệu trong nước, 30% xuất khẩu sang các nước, trong đó có thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức, Australia, Thái Lan, Singapore… 20% sản phẩm được công ty tiêu thụ trong nước, dưới dạng tươi, khô và sản phẩm được chiết xuất dạng viên đóng hộp.
Theo bà Hồng, để sản xuất bài bản, nông dân và doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với nhau. Nông dân có nguồn nông sản, doanh nghiệp có dây chuyền, công nghệ chế biến sâu. Sự hợp tác này sẽ tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nhân Huỳnh Thanh Vạn: “5 năm tới, ngành chế biến gỗ Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ”
04:00, 11/02/2022
CEO PYS Travel Trần Sỹ Sơn: Kinh doanh cần có “lãi” hoặc phải tìm ra “lõi”
01:14, 10/02/2022
Cụ Hoàng Thị Minh Hồ: Tấm gương nhà tư sản phụng sự tổ quốc
01:28, 09/02/2022
Triết lý quản trị "ngược đời" của tỷ phú Inamori Kazuo
00:40, 08/02/2022