Cụ Hoàng Thị Minh Hồ: Tấm gương nhà tư sản phụng sự tổ quốc

Diendandoanhnghiep.vn Gia đình nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô, Hoàng Thị Minh Hồ có thể coi là một hình mẫu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, một lòng phụng sự nền độc lập, tự do của dân tộc.

>>> “Kim chỉ nam” phát triển đội ngũ doanh nhân

Sống cuộc đời hơn một thế kỷ, cụ Hoàng Thị Minh Hồ và chồng mình - nhà tư sản Trịnh Văn Bô - đã viết tên vào lịch sử với những đóng góp quan trọng, cho một giai đoạn đặc biệt quan trọng của đất nước.

Nhà tư sản giàu lòng trắc ẩn

Doanh nhân Trịnh Văn Bô và vợ - bà Hoàng Thị Minh Hồ.

Doanh nhân Trịnh Văn Bô và vợ - bà Hoàng Thị Minh Hồ.

Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước thuộc dòng họ khá nổi tiếng tại Hà Nội vào đầu thế kỷ XX, ngay từ nhỏ, cụ Hoàng Thị Minh Hồ được người cha là Hoàng Đạo Phương vun đắp tinh thần yêu nước, yêu cách mạng.

Cha cụ và thân sinh nhà tư sản Trịnh Văn Bô là Trịnh Văn Văn Đường đều là những người có chung lý tưởng yêu nước, trọng nghĩa khí và cùng tham gia phong trào yêu nước Đông Kinh Nghĩa Thục do các chí sỹ Huỳnh Thúc Kháng, Lương Văn Can… khởi xướng đầu thế kỷ XX.

Bởi vậy, trong quá trình gây dựng sự nghiệp kinh doanh, cụ Hoàng Thị Minh Hồ cùng chồng là cụ Trịnh Văn Bô luôn chia sẻ với người nghèo và người kém may mắn, còn đối với cách mạng, đó là sự hy sinh, không giữ lại gì riêng mình.

Điều đó có thể thấy qua triết lý kinh doanh của hai cụ: “Buôn bán được 10 đồng thì giữ lại 7, còn lại giúp đỡ người nghèo và làm việc phúc đức. Khi cần nuôi nền độc lập thì cống hiến tất cả!”.

Trước khi gặp Mặt trận Việt Minh, gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ luôn làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, cứu đói đồng bào. Thấy gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ giàu lòng nhân ái, luôn làm việc thiện, cuối năm 1944 đồng chí Tạ Văn Thực và Tạ Văn Lưu là những cán bộ Việt Minh đến thuyết phục gia đình cụ giúp đỡ, ủng hộ cách mạng.

Rồi đến đồng chí Khuất Duy Tiến cũng đến đề cập vấn đề này. Dù chưa hiểu nhiều về công việc của họ nhưng mới chỉ nghe đến cán bộ Việt Minh là cụ Hoàng Thị Minh Hồ đã có cảm tình và bàn với cụ Trịnh Văn Bô giúp đỡ ngay, đồng thời vận động những người khác giúp đỡ tiền, vàng, lương thực cho Việt Minh.

Với tinh thần yêu nước, tin tưởng cách mạng, từ đó gia đình cụ luôn sát cánh cùng Mặt trận Việt Minh, quyên góp, ủng hộ cách mạng.

Chỉ trong vòng vài tháng sau đó, cụ Hoàng Thị Minh Hồ và cụ Trịnh Văn Bô đã ủng hộ Mặt trận Việt Minh 3 lần với số tiền 4 vạn đồng Đông Dương. Sau đó, có thêm hai cán bộ Việt Minh khác làm công tác tài chính đến vận động và gia đình cụ lại tiếp tục giao tổng cộng 8,5 vạn đồng Đông Dương cho Việt Minh, tương đương 212,5 lạng vàng.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ đi đầu trong vận động các tầng lớp công thương Thủ đô tham gia ủng hộ Quỹ Độc lập và Tuần lễ Vàng của Chính phủ lâm thời. Tại Tuần lễ Vàng tháng 9/1945, cụ và mẹ chồng Phan Thị Ngọc bỏ số vàng đầu tiên vào hòm quyên với số lượng đóng góp tới 117 lạng vàng.

Tiếp nối hành động cao quý của cụ, nhiều doanh nhân và người dân Thủ đô đã tích cực ủng hộ Tuần lễ Vàng, đóp góp vào nguồn tài chính của Chính phủ đang rất khó khăn thời kỳ đó. Tổng cộng số tiền và vàng gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ ủng hộ cho cách mạng tổng cộng lên tới 5.147 lạng vàng đồng thời vận động giới doanh nhân Hà Nội ủng hộ trên 1.000 lạng nữa.

Với số tài sản lớn được ủng hộ cho cách mạng, cụ Hoàng Thị Minh Hồ chỉ có một tâm nguyện để giữ được chính quyền, đất nước mới được độc lập, nhân dân mới được tự do. Đó không chỉ là trách nhiệm của một doanh nhân yêu nước mà hơn cả là tinh thần dân tộc cao cả, hy sinh vì lợi ích chung của đất nước.

Nạn đói năm 1945, gia đình cụ còn mang tiền đi cứu trợ người dân, mua 1.000 vé phát cháo cho người đói ngoài đường. Với số tài sản lớn ủng hộ cho cách mạng, cụ Hoàng Thị Minh Hồ chỉ có một tâm nguyện để giữ được chính quyền, đất nước mới được độc lập, nhân dân mới được tự do. Cụ Hoàng Thị Minh Hồ từng chia sẻ: “Vàng cũng quý thật nhưng tấm lòng của Bác vì dân, vì nước còn quý hơn vàng”.

Căn biệt thự 34 Hoàng Diệu của gia đình cụ Minh Hồ.

Căn biệt thự 34 Hoàng Diệu của gia đình cụ Minh Hồ.

Với lượng vàng như vậy đã cứu nguy tình hình vô cùng khó khăn của cuộc cách mạng. Không chỉ vậy, suốt cả quá trình sau này cụ còn vận động người dân tham gia hoạt động yêu nước. Giáo sư Vũ Dương Ninh chia sẻ: "Gia đình cụ là gia đình tư sản yêu nước, có cả quá trình kinh doanh lâu đời và đã đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế đất nước. Đó là tấm gương về kinh doanh, xây dựng nền kinh tế dân tộc. Ngay bây giờ chúng ta đang khuyến khích các nhà doanh nghiệp phát triển kinh tế công nghiệp, thương nghiệp để hòa vào nền kinh tế thế giới, thì nên lấy tấm gương của gia đình cụ Trịnh Văn Bô động viên, khuyến khích các nhà doanh nghiệp để mang hết công sức xây dựng một nền kinh tế vững vàng Việt Nam trong hội nhập quốc tế".

"Mẹ tôi từng kể, mùa đông năm 1956 trời rét cắt da cắt thịt, bà đi sang Đình Bảng - Chợ Giàu, thấy mình mặc áo len ấm áp mà trẻ con chỉ có manh áo mỏng, trần truồng, môi tím tái vì rét. Bà quyết định về may áo mang đi phát cho các cháu bé”, con trai cụ Minh Hồ kể lại.

Nhà lãnh đạo nhân ái

Nói về tấm lòng nhân hậu của hai cụ, thời đó, nhiều gia đình giàu có cư xử với gia nhân rất khắt khe nhưng vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô chưa bao giờ to tiếng quở trách gia nhân một lời.

Trong khi nhiều cửa hiệu gia nhân ăn bớt tiền, ăn cắp vải mang đi bán nhưng chẳng bao giờ có chuyện đó trong cửa hiệu vải Phúc Lợi.

Gia đình nào khó khăn, cuối năm ngoài tiền lương, vợ chồng doanh nhân Trịnh Văn Bô còn thưởng thêm tiền để họ về ăn Tết với gia đình.

Cụ Hoàng Thị Minh Hồ ra đi đêm 5/11/2017 vừa qua, thọ 104 tuổi để lại niềm tiếc thương cho rất nhiều người yêu quý cụ và gia đình cụ.

Cụ Hoàng Thị Minh Hồ ra đi đêm 5/11/2017 vừa qua, thọ 104 tuổi để lại niềm tiếc thương cho rất nhiều người yêu quý cụ và gia đình cụ.

Rồi toàn quốc kháng chiến, từ một gia đình doanh nhân giàu có hàng đầu của Thủ đô, có hàng loạt cửa hiệu kinh doanh uy tín, có nhà máy với 120 công nhân nhưng gia đình cụ vẫn bỏ lại tất cả, thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến” theo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lên chiến khu.

Sự tin tưởng vào cách mạng, tin yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh của gia đình cụ vẫn trước sau như một, dù biết ở chiến khu là những năm tháng đầy vất vả. Sau này, ngôi nhà 48 Hàng Ngang được gia đình cụ Hoàng Thị Minh Hồ hiến cho Nhà nước làm di tích lịch sử quốc gia, trưng bày lưu niệm những ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc tại đây.

Cụ Hoàng Thị Minh Hồ ra đi đêm 5/11/2017 vừa qua, thọ 104 tuổi để lại niềm tiếc thương cho rất nhiều người yêu quý cụ và gia đình cụ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cụ Hoàng Thị Minh Hồ: Tấm gương nhà tư sản phụng sự tổ quốc tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714990423 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714990423 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10