Chân dung người “đánh bại” Elon Musk
Hãy quên Elon Musk đi! Đây đang là thời điểm của tỷ phú người Trung Quốc Vương Truyền Phúc, chủ sở hữu công ty xe điện BYD, công ty đã soán ngôi doanh số bán xe của Tesla nửa đầu năm 2022.
>>Mua lại Manchester United: Trò đùa của Elon Musk?
Thực sự ở thời điểm hiện tại, để “đánh bại” được Elon Musk là một điều gì đó không tưởng bởi Tesla đang là công ty ô tô giá trị nhất hành tinh với doanh số bán xe cực “khủng”. Song, khó nhưng không hẳn là không có, BYD, một công ty ô tô có trụ sở tại Thâm Quyến đã làm được điều đó.
Vượt lên chính mình
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, Vương Truyền Phúc được các anh chị em của mình nuôi dưỡng sau khi họ mất cha mẹ. Ông theo học ngành hóa học tại Đại học Trung Nam và lấy bằng thạc sĩ tại Viện Nghiên cứu Phi kim Bắc Kinh, nơi đưa ông đến làm việc với tư cách là nhà nghiên cứu của chính phủ trước khi thành lập BYD vào những năm 90.
Vương Truyền Phúc đã phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian đầu do thiếu tài trợ của chính phủ cho các nhà nghiên cứu và phải vay tiền từ người thân để thành lập cửa hàng pin niken của mình. Khoảng 20 năm trước, Vương đã có kế hoạch mua lại một nhà sản xuất ô tô nhà nước đang thất bại và thay thế động cơ đốt trong bằng pin để khởi động dự án kinh doanh xe điện của riêng mình.
>>Elon Musk và Twitter: Pha “boom hàng” thế kỷ
Công ty BYD, tên viết tắt của cụm từ “xây dựng ước mơ của bạn”, đã từng được sự hậu thuẫn của Warren Buffett. Năm 2003, BYD đã chuyển từ vị trí là nhà sản xuất pin điện thoại di động trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực ô tô.
Mặc dù BYD ít nhận được sự công nhận thương hiệu rộng rãi bên ngoài Trung Quốc, nhưng những con số đang nói lên tất cả, họ đã bán được hơn 641.000 xe trong nửa đầu năm 2022, vượt qua Tesla với 564.743 xe trong nửa đầu năm nay. BYD đã soán ngôi Tesla với tư cách là nhà sản xuất ô tô chạy bằng pin phổ biến nhất trên thị trường, theo một báo cáo từ Financial Times.
Làm thế nào để vượt qua Tesla?
BYD hiện đang cạnh tranh với Tesla của Musk để trở thành nhà sản xuất ô tô điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Elon Musk chưa bao giờ công nhận BYD là một đối thủ xứng tầm. “Bạn đã thấy xe của họ chưa?”, Musk nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg năm 2011. “Tôi không nghĩ rằng họ tạo ra một sản phẩm đủ tốt”.
Vậy Vương đã đánh bại Musk bằng cách nào? BYD đang có một mô hình kinh doanh độc đáo. Họ không lấy các bộ phận từ các nhà sản xuất chuyên dụng, thay vào đó, họ tự sản xuất chip và pin cũng như xe điện, tất cả lên đến 90% phụ tùng xe hơi BYD. Nói cách khác, họ đang tự chủ sản xuất lên tới 90% chiếc xe, do đó bảo vệ công ty khỏi những căng thẳng về nguồn cung và hậu cần.
Trên thực tế, BYD dường như gặp ít vấn đề hơn trong đại dịch COVID-19 và thậm chí còn kiếm được lợi nhuận cao nhờ khả năng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và cơ sở sản xuất của công ty, không giống như việc Elon Musk phải đóng cửa công ty Trung Quốc của mình để tuân thủ lệnh phong tỏa của Thượng Hải trong hai tháng vừa qua.
Hiện BYD cũng đang liên doanh với Mercedes-Benz để sản xuất xe tải điện (với giá khởi điểm 50.000 USD), nhưng trọng tâm chính là xe du lịch, xe buýt, xe tải, xe đạp điện, xe nâng và pin sạc. Tuy nhiên, còn phải kể đến khả năng “ngộ biến tùng quyền” để vượt qua khó khăn của BYD và Vương Truyền Phúc khi công ty sản xuất xe điện này còn là nhà sản xuất khẩu trang lớn nhất thế giới, sản xuất khoảng 5 triệu chiếc mỗi ngày.
Trong những thời điểm khó khăn của đại dịch COVID-19 vào năm 2020, Vương đã thành lập một nhóm đặc nhiệm để thiết kế và xây dựng dây chuyền sản xuất mới để sản xuất khẩu và chất khử trùng. Với sự giúp đỡ của 3.000 kỹ sư, công ty đã chế tạo máy làm khẩu trang trong vòng bảy ngày. Vương cho biết: “Với tư cách là đại diện của ngành sản xuất Trung Quốc, chúng tôi cảm thấy nên sử dụng tất cả sức mạnh của mình trong tình huống này”.
Năm 2008, Warren Buffett mua 10% BYD với giá 232 triệu USD, đến tháng 7 năm nay, ông đã đạt mức tăng gấp 33 lần sau 13 năm đầu tư. “Anh chàng này là sự kết hợp giữa Thomas Edison và Jack Welch - giống Edison trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật và giống Welch trong việc hoàn thành những gì anh ta cần làm”, Buffett từng nói.
Vương Truyền Phúc đã đi một chặng đường dài trong lặng lẽ. Khi được tờ CNBC hỏi tại sao ông lại tham gia vào ngành xe điện, Vương đã trả lời: “Tôi nghĩ nó bắt nguồn từ sự tò mò. Khi chúng ta nhìn thấy một điều gì đó tốt, chúng ta tự hỏi tại sao nó lại tốt đến vậy, và chúng ta muốn tìm hiểu lý do tại sao và làm thế nào nó được tạo ra, để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của sự tốt đẹp của nó”.
Có thể bạn quan tâm
Chân dung người “đánh bại” Elon Musk
04:00, 08/10/2022
Mua lại Manchester United: Trò đùa của Elon Musk?
03:30, 18/08/2022
Những lần gây “sốc” của Elon Musk
04:30, 16/07/2022
Cuộc chạy đua thành 'Tesla thứ 2' khó nhằn của các startup xe điện
02:29, 11/09/2022
“Chiêu thức” phân phối độc đáo của Tesla
12:00, 13/06/2022
Tesla lại sai hẹn
04:08, 16/01/2022