Giải pháp cốt lõi để TP.HCM chiến thắng COVID-19

ĐBQH PHẠM VĂN HOÀ, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội 14/07/2021 05:00

Để khống chế dịch tiếp tục lây lan tại TP.HCM, lúc này cần khẩn trương tiêm bao phủ vaccine cho cộng đồng, cùng với 5K.

TP.HCM đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg là một giải pháp cốt lõi nhất. Để khống chế dịch tiếp tục lây lan tại TP.HCM, theo tôi lúc này cần khẩn trương tiêm bao phủ vaccine cho cộng đồng, cùng với 5K. Đồng thời thực hiện giãn cách xã hội triệt để 15 ngày, sau đó tổng kết, đánh giá có nên tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội nữa hay không.

ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

ĐBQH Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Ngoài ra, tôi cũng đề xuất cần có sự thống nhất giữa thành phố và Chính phủ, đó là nếu có điều kiện thuận lợi thì nên để F1 tự cách ly tại gia đình. Những người F1 tự cách ly tại gia đìnhf phải làm bản cam kết, nếu để xảy ra tình trạng làm lây lan dịch bệnh cho người khác trong cộng đồng thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Muốn F1 tự cách ly tại nhà thì cần có quy định nghiêm ngặt như vậy, khi đó việc kiểm tra khống chế dịch mới hiệu quả. Ở thành phố rất ít nhà biệt lập mà chủ yếu là nhà liền kề, vì vậy muốn cách ly tại nhà thì bắt buộc phải thực hiện đúng cam kết.

Đối với F0, theo đánh giá của TP.HCM, hiện nay 80% người F0 không có biểu hiện người mắc bệnh. Đây là vấn đề rất nan giải, cần xem trên thực tế việc xét nghiệm có đúng là F0 hay không.

Để khống chế dịch tiếp tục lây lan tại TP.HCM, theo tôi lúc này cần khẩn trương tiêm bao phủ vaccine cho cộng đồng, cùng với 5K.

Để khống chế dịch tiếp tục lây lan tại TP.HCM, cần khẩn trương tiêm bao phủ vaccine cho cộng đồng, cùng với 5K.

Nếu chỉ nghi ngờ F0 nhưng không có biểu hiện mà đưa vào các khu cách ly tập trung thì lại dẫn đến khả năng người có biểu hiện F0 lây lan cho người F0 nhưng không có biểu hiện.

Do đó, với những F0 cũng cần xem xét, kiểm tra thật chính xác để không bị “oan”, không có bệnh mà lại bị mang mầm bệnh khi đi cách ly. Đối với những trường hợp không thấy có biểu hiện như ho, sốt, mệt mỏi... thì chưa cần thiết phải đưa đi tập trung cách ly, có thể tự cách ly và theo dõi tại nhà. Khi có dấu hiệu của bệnh thì báo ngay cho nhân viên y tế đến kiểm tra và đưa đi điều trị.

Như vậy, nhân viên y tế cần làm rõ những trường hợp F0, F1, F2 tại TP.HCM thật chính xác để giảm áp lực tại các khu cách ly cũng như bệnh viện. Vì khi bệnh viện bị quá tải thì không những ảnh hưởng đến người nhiễm COVID-19, mà còn liên quan đến cả những bệnh nhân khác không bị lây nhiễm COVID-19.

Đơn cử, những bệnh nhân bị bệnh khác tại các địa phương muốn về TP.HCM khám bệnh cũng không được chuyển viện. Thực tế hiện nay nhiều bệnh nhân tại các tỉnh rất lo lắng vấn đề này.

Có thể bạn quan tâm

  • Giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa trụ vững trong đại dịch COVID-19

    Giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa trụ vững trong đại dịch COVID-19

    05:00, 13/07/2021

  • Quảng Ninh: Huyện Hải Hà sẽ tiêm 17.300 liều vaccine phòng COVID-19

    Quảng Ninh: Huyện Hải Hà sẽ tiêm 17.300 liều vaccine phòng COVID-19

    20:45, 12/07/2021

  • Góc nhìn đa chiều từ tác động COVID-19

    Góc nhìn đa chiều từ tác động COVID-19

    16:37, 12/07/2021

  • COVID-19: Nhiều doanh nghiệp khu vực phía Nam được yêu cầu ngưng hoạt động

    COVID-19: Nhiều doanh nghiệp khu vực phía Nam được yêu cầu ngưng hoạt động

    14:49, 12/07/2021

  • Tiền Giang: Huy động mọi nguồn lực để chống dịch COVID-19

    Tiền Giang: Huy động mọi nguồn lực để chống dịch COVID-19

    04:31, 12/07/2021

  • Thực hư hiệu quả vaccine chống COVID-19 trước biến chủng Delta?

    Thực hư hiệu quả vaccine chống COVID-19 trước biến chủng Delta?

    04:30, 12/07/2021

  • NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT: Giáo viên Đà Nẵng tích cực hỗ trợ tuyến đầu chống COVID-19

    NGƯỜI TỐT - VIỆC TỐT: Giáo viên Đà Nẵng tích cực hỗ trợ tuyến đầu chống COVID-19

    14:46, 11/07/2021

ĐBQH PHẠM VĂN HOÀ, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội