Trung Quốc và những nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào Mỹ
Những nhà sản xuất chip Trung Quốc đang cố gắng làm việc nhiều hơn với các nhà cung cấp thiết bị địa phương và giảm sự phụ thuộc vào các nhà sản xuất Mỹ.
Các nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc đang tăng tốc nỗ lực giảm sử dụng thiết bị bán dẫn của Mỹ trong những lo ngại rằng Washington sẽ áp đặt thêm các biện pháp hạn chế hoạt động của họ như một phần của cuộc chiến công nghệ.
Semiconductor Manufacturing International Corporation – Tập đoàn sản xuất chip theo hợp đồng hàng đầu của Trung Quốc, được biết đến với hai nhà máy SMIC và Yangtze Memory Technologies nổi tiếng sản xuất bộ nhớ flash 3D NAND đầu tiên của Trung Quốc, là một trong những “ông lớn” đầu tiên đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là thử nghiệm thiết bị sản xuất nội địa và tách hoàn toàn khỏi sự phù thuộc vào Mỹ trong dây chuyền sản xuất của họ.
Ở một khía cạnh khác, các nhà sản xuất chip Trung Quốc khác cũng cũng đã dự trữ kho linh kiện có thể sử dụng trong vài năm từ nhà cung cấp Applied Materials - một nhà sản xuất thiết bị lớn của Mỹ. Đại diện một nhà sản xuất chip Trung Quốc chia sẻ: "Đây thực sự là những rủi ro địa chính trị đang thúc đẩy chúng tôi tạo ra một kế hoạch B càng sớm càng tốt.”
SMIC đã đặt mục tiêu tích sẽ bắt đầu sản xuất thử nghiệm dây chuyền sản xuất chip 40 nanomet hoàn toàn độc lập không phụ thuộc vào các thiết bị của Mỹ trước cuối năm nay và đặt mục tiêu chế tạo chip 28 nm tiên tiến hơn trong vòng ba năm tới.
Trong khi đó, Yangtze Memory đã nâng mục tiêu nội địa hoá thiết bị và vật liệu sản xuất chip kể từ tháng 5 vừa qua. Công ty hiện đặt mục tiêu trong năm 2020 sẽ nội địa hoá khoảng 70% thiết bị so với con số hiện tại là khoảng 30%. Hiện nhà máy này đang đưa nhiều công ty địa phương hơn vào nhóm các nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn.
Ngành công nghiệp bán dẫn vốn có mối liên hệ chặt chẽ với an ninh quốc gia, từng là trung tâm của cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung. Phần mềm và thiết bị của Mỹ vốn là trọng tâm của ngành sản xuất chất bán dẫn toàn cầu, được các công ty Trung Quốc cũng như các công ty dẫn đầu thị trường như Samsung Electronics và Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan, được biết đến với tên gọi TSMC sử dụng rất nhiều. Nếu không có thiết bị của Mỹ, hầu hết các nhà sản xuất chip sẽ phải chịu chi phí sản xuất cao hơn trong khi hiệu suất lại giảm.
Những nỗ lực tự cung tự cấp chip của Bắc Kinh được củng cố hơn sau khi Mỹ quyết định áp dụng những biện pháp kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với Huawei Technologies. Cụ thể, Washington cấm các nhà sản xuất chất bán dẫn chế tạo chip cho Huawei nếu họ sử dụng phần mềm và công cụ của Mỹ trong dây chuyền sản xuất của họ.
Khi chính quyền Trump mở rộng phạm vi đàn áp sang các doanh nghiệp công nghệ khác của Trung Quốc như WeChat hay TikTok, các nhà sản xuất chip Trung Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào các công cụ của Mỹ để sản xuất, đã cảm nhận được mối đe dọa về việc bị cắt khỏi nguồn cung từ Mỹ.
Ngay cả trước khi cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, dự án sản xuất chip nhớ Dương Tử (Yangtze Memory) là thực thể đầu tiên nỗ lực nội địa hoá dây chuyền sản xuất như một sự ủng hộ lời lời kêu gọi tự cung tự cấp của Bắc Kinh.
Tháng trước, Bắc Kinh đã công bố nhiều ưu đãi hơn để tăng tốc ngành công nghiệp chip của Trung Quốc, bao gồm miễn thuế thu nhập 10 năm cho một số nhà sản xuất chip. Chính quyền của ông Tập Cận Bình cũng đang khuyến khích các nhà sản xuất chip niêm yết trên các thị trường như bảng STAR công nghệ nặng của Thượng Hải và ChiNext của Thâm Quyến.
Theo chuyên gia Donnie Teng tại Nomura Research nhận định, Huawei vốn là khách hàng lớn nhất của SMIC khi chiếm 20% doanh thu của nhà sản xuất chip nhớ theo hợp đồng lớn nhất Trung Quốc này. Và chính những hạn chế của Washington áp đặt cho Huawei được xem là động lực lớn đằng sau việc SMIC nghiên cứu và sử dụng nhiều thiết bị sản xuất bán dẫn trong nước hơn.
Mặc dù vậy, chuyên gia Teng cho rằng SMIC đã rất nỗ lực tuy nhiên tiến độ nội địa hoá của hãng này lại không được nhanh như kỳ vọng. Đối với dòng chip 28 nm, hiện SMIC chỉ có thể đáp ứng 20% nhu cầu của Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, SMIC đang nỗ lực tìm kiếm nhà cung cấp công cụ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu để xây dựng một dây chuyền sản xuất độc lập không phụ thuộc vào Mỹ.
Zhao Haijun - đồng giám đốc điều hành của SMIC xác nhận rằng công ty của ông đang cố gắng mua các công cụ và nguyên liệu sản xuất chip từ nội địa Trung Quốc. "Chúng tôi thấy nhiều nhà sản xuất vật liệu và thiết bị chip quan trọng trong nước cũng đã niêm yết cổ phiếu và nhận được sự hỗ trợ tài chính lớn từ thị trường vốn địa phương", ông Zhao cho biết.
Trên thực tế, không phải đến tận khi căng thẳng Mỹ - Trung bị đẩy lên đến đỉnh điểm như hiện tại thì Trung Quốc mới ý thức về việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất chip. Cụ thể, năm 2014, Bắc Kinh đã ra mắt quỹ đầu tư vào ngành chip có tên China Integrated Circuit Industry Investment Fund, còn được gọi là “Big Fund”, với số vốn lên tới 138 tỷ CNY (khoảng 21,95 tỷ USD), nhắm tới việc hỗ trợ cho các dự án siêu chip và thúc đẩy đầu tư từ chính quyền địa phương và lĩnh vực tư nhân.
"Việc ngừngsử dụng tất cả các thiết bị chip Mỹ cho dây chuyền sản xuất chip chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm của Trung Quốc, nhưng về lâu dài, vị trí thị trường của các công ty Mỹ đó sẽ bị ảnh hưởng vì họ sẽ không còn trở thành mục tiêu phải đi - đối với các lựa chọn trong nhiều năm sau", Jonah Cheng - Giám đốc đầu tư tại J&J Investment và là nhà phân tích công nghệ kỳ cựu tại UBS nhận định.
"Trung Quốc hy vọng đạt được sự tự chủ nhiều hơn. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu rất liên kết với nhau, vì vậy rất khó để bất kỳ quốc gia nào có thể tự chủ 100%", ông Cheng cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung: Phía trước là 5G
05:32, 23/08/2020
Alibaba lo kẹt trong căng thẳng Mỹ - Trung
07:19, 22/08/2020
Đài Loan chịu trận trong “cuộc chiến” Mỹ - Trung?
11:57, 15/08/2020
Mỹ - Trung "đối đầu" và cơ hội của Việt Nam
11:05, 28/07/2020
Mỹ - Trung và "ám ảnh" định luật Cardwell
14:04, 16/07/2020