Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung: Phía trước là 5G

Diendandoanhnghiep.vn Khi chính quyền Donald Trump loại bỏ Huawei khỏi các mạng truyền thông của Mỹ, cuộc đua phát triển công nghệ 5G dựa trên phần mềm như một giải pháp thay thế đang nóng lên.

Mạng Truy cập vô tuyến mở hay còn gọi là Open-RAN, là một mạng ảo và dựa trên phần mềm, liên kết các thiết bị với các phần khác của mạng thông qua các kết nối vô tuyến không dây. O-RAN đồng nghĩa với việc cơ sở hạ tầng 5G có khả năng sẽ không bị phụ thuộc vào nhu cầu về phần cứng độc quyền đắt tiền. Và trong thời gian gần đây, nổi lên như một lựa chọn trong việc thay thế thiết bị 5G của Huawei.

Giải pháp thay thế thiết bị phần cứng của Huawei bằng mạng truy cập vô tuyến mở - Open - RAN đang được Mỹ triển khai ráo riết.

Giải pháp thay thế thiết bị phần cứng của Huawei bằng mạng truy cập vô tuyến mở - Open RAN đang được Mỹ triển khai ráo riết.

Theo các chuyên gia, cách tiếp cận này dự kiến sẽ là một giải pháp thay thế không chỉ cho Huawei mà còn cho các nhà phát triển công nghệ 5G tập trung vào phần cứng khác như Ericsson, Samsung...

Tập đoàn thương mại điện tử Nhật Bản Rakuten đã lên kế hoạch ra mắt vào tháng 9 cho mạng ảo 5G đầu tiên trên thế giới dựa hoàn toàn vào O-RAN. Mạng dự kiến sẽ chứa thiết bị do NEC của Nhật Bản sản xuất và sử dụng phần mềm của Airspan, Qualcomm và Intel, các công ty của Mỹ.

Thứ ba vừa qua, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ đưa ra thông báo rằng, sẽ có một diễn đàn về phát triển O-RAN dự kiến diễn ra vào tháng tới và có sự tham gia của Ngoại trưởng Mike Pompeo và các lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành từ Rakuten, Intel, VMware và những người liên quan khác.

Constance Taube, Phó giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ, chia sẻ: “Liên quan đến 5G, không thể hoạt động an toàn trên một mạng kết hợp hàng hóa, dịch vụ không đáng tin cậy. Đó là lý do tại sao chính phủ Mỹ đã thực hiện các hành động cụ thể chống lại các nhà cung cấp không đáng tin cậy… không có gì thoải mái khi hoạt động trên những gì bạn gọi là mạng bẩn”.

Mặc dù vậy, trước đó vào tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, William Barr đã thẳng thừng bác bỏ O-RAN khi gọi là “chiếc bánh trên trời” và gợi ý rằng Hoa Kỳ nên xem xét đầu tư vào các nhà cung cấp phần cứng dựa trên truyền thống như Nokia hay là Ericsson. Nhưng thời điểm này, Barr đã thay đổi quan điểm một cách chóng vánh khi coi khái niệm này “có triển vọng và cần được khám phá”. 

Quay trở lại vấn đề giữa Mỹ và Huawei, chính quyền Trump bắt đầu ra tay “đàn áp” Huawei vào năm ngoái khi đưa tập đoàn này vào cái gọi là “Danh sách thực thể không tin cậy”, cấm hầu hết các hoạt động kinh doanh của tập đoàn này ở Mỹ.

Huawei có thể sẽ

Huawei có thể sẽ "hết đường sống" ở Mỹ.

Tuy nhiên, có một điều mà chính quyền Trump không thể lường trước, Huawei đang dẫn đầu trong cuộc đua công nghệ 5G thế giới. Với những bước đi đúng đắn trong thời gian qua, nhiều chuyên gia cho rằng, tương lai của công nghệ 5G sẽ nằm trong tay của Huawei chứ không phải "ông lớn" công nghệ hay viễn thông nào khác của Mỹ.

Nhận ra điều này, Nhà Trắng đã từng vạch ra “Chiến lược quốc gia về bảo mật 5G”, trong đó chính phủ sẽ “thúc đẩy sự phát triển và triển khai 5G có trách nhiệm trên toàn cầu” bằng cách làm việc với “các quốc gia cùng chí hướng” và với “khu vực tư nhân”.

Và với O-RAN, các chuyên gia trong ngành cho rằng chính phủ Mỹ cần phải đi xa hơn nữa. Họ cho rằng thành công của O-RAN đòi hỏi một mức tài trợ “lớn hơn nữa” của chính phủ Mỹ.

Dean Brenner, phó chủ tịch cấp cao về chính sách và chiến lược của nhà sản xuất chip Qualcomm cho biết: “Nguồn vốn của chính phủ dành cho khu vực tư nhân sẽ thực sự là yếu tố quyết định cuối cùng ở đây bởi vì chúng tiêu tốn hàng tỷ tỷ đô la cho bất kỳ nhà mạng nào”.

Ngoài ra, vào tháng 5, các công ty công nghệ toàn cầu bao gồm Google, Samsung, Cisco và Vodafone đã hợp lực để thúc giục các nhà lập pháp Hoa Kỳ tài trợ cho sự phát triển công nghệ thế hệ tiếp theo sử dụng O-RAN. Các công ty, bao gồm AT&T, IBM, Microsoft, Verizon, Rakuten Mobile và Telefonica - đã thông báo rằng họ đã thành lập “Liên minh chính sách O-RAN”.

Thời điểm này, cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung đã lên đỉnh điểm. Đầu tháng 8, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo đã tuyên bố một nỗ lực mở rộng nhằm "chống lại sự tiếp cận của công nghệ do Trung Quốc sản xuất ở Mỹ". Sáng kiến “Mạng sạch” đã kêu gọi các công ty Mỹ như Apple và Google loại bỏ các ứng dụng của Trung Quốc và cấm các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cùng các nhà mạng Trung Quốc.

Constance Taube, Phó giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Mỹ cho biết: “Huawei có thể là một cửa hàng duy nhất cho thiết bị 5G, nhưng các dịch vụ thiết bị và phần mềm khác tạo nên 5G và các hệ thống viễn thông khác vẫn tồn tại”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung: Phía trước là 5G tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711693121 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711693121 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10